Cạnh tranh hoàn hảo là gì? Ví dụ chi tiết về cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo là một thị trường lý tưởng mà người bán và người mua đều mong ước có được. Điều này vừa mang tác động tích cực lẫn tiêu cực cho nền kinh tế thị trường. Vậy cạnh tranh hoàn hảo là gì? Nó có những đặc điểm nổi bật nào? Tác động của cạnh tranh hoàn hảo đối với thị trường ra sao?
Hôm nay, lamchutaichinh.vn sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho những thắc mắc ở trên.
Tìm hiểu cạnh tranh nội bộ ngành dẫn đến kết quả là gì?
Cạnh tranh hoàn hảo là gì?
Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition/Atomic Competition) là cạnh tranh trong một thị trường lý tưởng, nơi người bán và người mua đều có thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm, dịch vụ. Họ hoạt động một cách độc lập và không chịu sự tác động từ giá của hàng hóa.

Về lý thuyết, cạnh tranh hoàn hảo đối lập hoàn toàn với cạnh tranh độc quyền vì người bán và người mua đều biết rõ mức giá mà họ sẽ mua bán. Từ đó hạn chế hình thành các thế lực mạnh tồn tại trên thị trường.
Đối với cạnh tranh hoàn hảo, không một ai có thể kiểm soát hoàn toàn được thị trường vì mọi người đều có sức mạnh như nhau, không ai có sức mạnh vượt trội hơn số còn lại.
Điều này giúp giá cả ổn định, công bằng trong cạnh tranh và tính hiệu quả kinh tế cao về lâu dài.
Ví dụ chi tiết về cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo chỉ tồn tại chủ yếu trên lý thuyết và không có thật trên thực tế. Vì vậy không thể tìm thấy ví dụ thực tế nhất của cạnh tranh hoàn hảo nhưng nó có một số biến thể hiện diện hàng ngày trong đời sống.
Ví dụ hay gặp nhất là tại một khu chợ hải sản – nơi có số lượng người bán và người mua tương đối nhỏ. Họ dễ dàng gia nhập hoặc rời bỏ khu chợ mà không có gì cản trở.
Hàng hóa đến từ chợ đa phần giống nhau và có khá ít sự khác biệt về sản phẩm.
Nguồn gốc hải sản không phải là vấn đề quan trọng nên khi một nhà cung cấp bị phá sản thì người bán có thể chọn một nhà cung cấp khác, điều này giúp giá bán sản phẩm luôn ở mức ổn định, cân bằng.
Thông tin hàng hóa ở đây là hoàn hảo. Người bán, người mua đều biết rõ mức giá của từng loại hải sản, biết mức giá nào là hời, mức giá nào lỗ để đưa ra một mức giá cân xứng trên thị trường.
Thông thường, người mua và người bạn tại chợ đa số đều quen nhau nên hiểu rất rõ đặc điểm của nhau, từ đó giúp thị trường luôn ở mức gần như hoàn hảo.
Một ví dụ nổi bật khác về cạnh tranh hoàn hảo là sự cạnh tranh giữa siêu thị Big C và Coopmart. Hàng hóa ở hai siêu thị đều có xuất xứ từ cùng một nhóm nhà cung ứng lớn, sự khác biệt về chất lượng và giá cả sản phẩm hầu như là không có.
Hiện nay, lĩnh vực đang hot nhất là công nghệ thông tin cũng có sự cạnh tranh hoàn hảo nhất định.
Các trang web như Asianave.com, Blackplanet.com, Sixdegrees.com,…tập hợp một số lượng lớn người bán và người mua trên thị trường điện tử. Sản phẩm ở trên những trang này hầu như không có sự khác biệt đáng kể. Mức giá đều được người bán và người mua biết rõ và không ai có thể kiểm soát hoàn toàn.
Ngoài ra, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều ví dụ cạnh tranh hoàn hảo khác trên thị trường.
Đường cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo như thế nào?
Theo khái niệm “cạnh tranh hoàn hảo”, những ai tham gia vào thị trường đều độc lập và không có sức mạnh kiểm soát giá cả, mọi người đồng ý dùng chung một mức giá cho cả thị trường.
Người bán chỉ có thể bán với mức giá đã thống nhất, không được bán cao hơn hoặc thấp hơn mức giá này.
Nếu người bán tăng giá thì người mua sẽ không mua hàng hóa của họ nữa vì sản phẩm trên thị trường hoàn hảo là giống nhau, người mua sẽ tìm chỗ khác bán mức giá thấp hơn.
Ở trường hợp ngược lại, người bán giảm giá thì sẽ bị thua lỗ, lợi nhuận giảm sút và dẫn đến phá sản.
Từ đây ta rút ra kết luận rằng, đường cầu của thị trường hàng hóa là đường nằm ngang và trùng với đường doanh thu trên đồ thị.
Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường có 3 đặc điểm chính sau đây:
Các sản phẩm đều có sự đồng nhất
Tất cả các sản phẩm hiện có trên thị trường đều giống nhau và tuân theo một loại tiêu chuẩn hoàn hảo.
Sản phẩm của người bán này với người bán kia là như nhau về chức năng, thuộc tính,….Điều này giúp người mua không thích hẳn một loại hàng hóa cụ thể nào.
Nếu xuất hiện sản phẩm khác biệt hoàn toàn thì nó sẽ bị tẩy chay và không được ưa chuộng vì trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo chỉ tồn tại những sản phẩm đồng nhất.
Những thông tin sẵn có hoàn hảo
Người bán và người mua đều biết rõ mức giá trung bình của thị trường, họ cùng nhau chấp thuận một mức giá cụ thể để có được lợi ích tốt nhất cho bản thân.
Người bán bán được sản phẩm với mức giá tốt, không bị áp lực cạnh tranh gay gắt từ những người bán khác.
Người mua mua được sản phẩm chất lượng với giá thấp, không rơi vào trường hợp mất tiền oan khi đi mua sắm.
Dễ dàng gia nhập hoặc rút khỏi thị trường
Tương tự như trong cạnh tranh độc quyền, người bán dễ dàng tham gia hoặc rút khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo vì đây là một thị trường đồng nhất, không tồn tại bất cứ rào cản, khó khăn nào.
Tóm lại, cấu trúc của một thị trường hoàn hảo bao gồm:
- Tất cả người bán bán một sản phẩm đồng nhất trên thị trường.
- Thông tin mọi người nhận được là hoàn hảo như nhau.
- Gia nhập và rút lui thị trường vô cùng dễ dàng.
Đặc điểm quan trọng nhất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là doanh nghiệp tồn tại như người chấp nhận giá. Những doanh nghiệp này chấp nhận mức giá thị trường của sản phẩm – là điểm giao của đường cầu và đường cung trên đồ thị.
Ưu điểm và hạn chế của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Ưu điểm
Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
Sản phẩm trên thị trường đều đã được tiêu chuẩn hóa và đồng nhất như nhau nên người mua sẽ có được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Vì là sản phẩm đồng nhất nên khi một sản phẩm không đáp ứng nhu cầu của người mua về chất lượng, giá cả thì khách hàng sẽ chuyển ngay sang một người bán khác có sản phẩm tốt hơn.
Thông tin hoàn hảo
Người mua có được mức giá sản phẩm chính xác và đầy đủ, tránh trường hợp mua phải sản phẩm với mức giá cao cắt cổ.
Mức giá ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thông tin luôn sẵn có cho mọi người, không có bất kỳ thế lực nào đủ mạnh để can thiệp trực tiếp vào mức giá này.
Tiết kiệm chi phí
Khi sản phẩm đều giống nhau về mọi mặt, người bán hầu như không cần phải chi tiền quảng cáo, PR,…để mọi người biết đến sản phẩm của mình.
Người bán chỉ cần giữ nguyên mức giá đúng với mức giá hoàn hảo thị trường đưa ra thì việc mua bán sẽ tự động diễn ra mà không cần thêm bất cứ sự tác động nào.
Hạn chế
Người bán không có sức mạnh thị trường
Trong thị trường hoàn hảo, người bán thường là doanh nghiệp nhỏ và độc lập nên hầu như không thể gây tác động lên thị trường để điều chỉnh giá.
Không khuyến khích sự phát triển sản phẩm
Vì hàng hóa trên thị trường là giống nhau và bán với cùng một mức giá nên người bán không có động lực cải tiến hay đổi mới sản phẩm, tạo ra thêm giá trị gia tăng cho người dùng.
Điều kiện trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ có được lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng xét về mặt dài hạn, lợi nhuận kinh tế là bằng không.
Để thị trường cạnh tranh hoàn hảo tồn tại cần có một số điều kiện sau:
Có nhiều người bán trên thị trường với quy mô nhỏ và vừa, độc lập hoàn toàn với nhau.
Sản phẩm là đồng nhất và được tiêu chuẩn hóa trong mua bán, trao đổi trên thị trường.
Thông tin là hoàn hảo khi người bán và người mua đều có được thông tin cần thiết về thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Người bán tự do tham gia và rút lui khỏi thị trường mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
So sánh cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo
Đặc điểm | Cạnh tranh hoàn hảo | Cạnh tranh không hoàn hảo |
Khái niệm | Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường tồn tại nhiều người bán và người mua, sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và đồng nhất.
Tất cả mọi người đều có được thông tin hoàn hảo về thị trường. Sự cạnh tranh là không đáng kể vì nhu cầu người mua sẽ được đáp ứng bởi vô số sản phẩm hiện có trên thị trường. |
Cạnh tranh không hoàn hảo là một cấu trúc kinh tế trái ngược hoàn toàn, không đáp ứng bất kì điều kiện nào của cạnh tranh hoàn hảo.
Đây là thị trường cạnh tranh độc quyền. |
Thị trường cạnh tranh | Thị trường cạnh tranh hoàn hảo ít khốc liệt và dễ thở hơn so với cạnh tranh độc quyền. | Thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt vì người bán muốn tranh giành khách hàng của nhau. |
Tham gia và rút lui khỏi thị trường | Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một môi trường hoàn toàn tự do nên người bán có thể dễ dàng tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường. | Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo tồn tại nhiều quy định, rào cản khi gia nhập lẫn rút lui nên người bán sẽ gặp vô vàn khó khăn. |
Giá cả | Người bán có quy mô nhỏ nên sức mạnh thị trường hầu như là không có, không thể tác động trực tiếp đến giá cả thị trường. | Vì người bán có sản phẩm độc quyền nên có thể điều chỉnh giá cả theo ý muốn của mình. |
Mức độ cạnh tranh | Mức độ cạnh tranh tương đối thấp vì sản phẩm của người bán là đồng nhất. | Mức độ cạnh tranh cao khi người bán hoạt động trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. |
Sản phẩm | Được tiêu chuẩn hóa và không có sự khác biệt đáng kể. | Hàng hóa khác biệt rõ rệt và có mức giá khác nhau cho từng sản phẩm. |
Quảng cáo | Hầu như không được dùng vì sản phẩm đồng nhất và thông tin người mua có được là hoàn hảo. | Được sử dụng thường xuyên nhằm tạo sự khác biệt cho sản phẩm, nhận diện thương hiệu. |
Kết luận
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có vô vàn vấn đề và thông tin mà chúng ta cần phải quan tâm và tìm hiểu. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ thêm về thuật ngữ cạnh tranh hoàn hảo và những ví dụ chi tiết của nó trong đời sống hàng ngày. Mong bạn học hỏi và tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống hơn trong thời gian tới.
Bài viết được biên tập bởi: Lamchutaichinh.vn

Mình là Nguyễn Thành, Founder & CEO Làm Chủ Tài Chính. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và fintech. Hi vọng những kiến thức được mình chia sẻ trên Làm Chủ Tài Chính sẽ giúp việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách thông minh, đơn giản và hiệu quả nhất.