HomeKiến Thức Tài ChínhCạnh tranh nội bộ ngành dẫn đến kết quả kinh doanh thế...

Cạnh tranh nội bộ ngành dẫn đến kết quả kinh doanh thế nào?

Cạnh tranh là quy luật tất yếu xảy ra trong nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế với nhau để giành ưu thế kinh doanh. Dựa vào những tiêu chí khác nhau mà cạnh tranh có thể phân thành nhiều loại. Trong đó, cạnh tranh nội bộ cũng là một loại hình cạnh tranh tất yếu và quan trọng.

Vậy cạnh tranh nội bộ ngành dẫn đến kết quả gì? Nó có vai trò gì trong nền kinh tế? Hãy cùng lamchutaichinh.vn tìm hiểu rõ qua bài viết bên dưới đây nhé.

Xem thêm:

Tìm hiểu cạnh tranh nội bộ ngành là gì?

Cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua, tranh đấu giữa những chủ thể kinh tế với nhau để có được những ưu thế về sản xuất cũng như là thị trường tiêu thụ và thông qua đó thu được các lợi ích về kinh tế. Cạnh tranh cũng là hiện tượng thiết yếu trong kinh tế. Kinh tế thị trường càng phát triển thị hiện tượng cạnh tranh sẽ xảy ra thường xuyên và quyết liệt hơn.

Tìm hiểu về cạnh tranh nội bộ ngành
Tìm hiểu về cạnh tranh nội bộ ngành

Tóm lại, nhìn chung cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo càng nhiều khách hàng về phía doanh nghiệp, công ty của mình càng tốt.

Vậy cạnh tranh nội bộ là gì? 

Cạnh tranh nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp, các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại sản phẩm, dịch vụ nhầm tranh giành những điều kiện thuận lợi nhật trong sản xuất và tiêu thụ để thu được lợi nhuận tối đa có thể đạt được cho doanh nghiệp và công ty.

Vai trò của cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh có vai trò quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế mà còn đối với các doanh nghiệp, công ty và người tiêu dùng trên thị trường.

Đối với doanh nghiệp

Cạnh tranh sẽ quyết định sự tồn tại cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp do kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dẫn đến các quyết định như có nền sản xuất thêm hay ngừng sản xuất mặt hàng đó. Cạnh tranh cũng là động lực phát triển của các doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, không ngừng sáng tạo và tìm tòi học học những các mới lạ.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất để nắm bắt xu hướng kịp thời. Đồng thời thông qua những lợi thế mà doanh nghiệp có thể đạt được nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Cạnh tranh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng, giảm mức độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế.

Đối với người tiêu dùn

Nhờ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà người tiêu dùng mới có được những cơ hội sử dụng những sản phẩm, dịch vụ đa dạng và phong phú với mức giá hợp lý.

Cạnh tranh giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, với mức giá hợp lý, mẫu mã đa dạng người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Đối với nền kinh tế

Đối với nền kinh tế quốc dân, cạnh tranh là môi trường, là nơi thúc đẩy sự sự phát triển của các thành phần kinh tế dựa trên sự bình đẳng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật áp dụng vào trong sản xuất làm hiện đại hóa nền kinh tế xã hội, giúp hội nhập quốc tế tốt hơn.

Ngoài ra cạnh tranh còn giúp loại bỏ những thành phần kinh tế độc quyền bất hợp lý, triệt tiêu những bất bình đẳng còn tồn động trong kinh doanh. Tạo cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần đầu, điều chỉnh linh hoạt và phân bổ hợp lý các nguồn lực kinh tế của xã hội theo cách tối ưu nhất.

Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế

Ảnh hưởng tiêu cực của cạnh tranh nội bộ ngành

Tuy nhiên không phải lúc nào cạnh tranh cũng mang lại những tác động tích cực đến các chủ thể trong nền kinh tế. Bản thân cạnh tranh cũng gây ra những vấn đề tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, không hoạt động dưới sự điều tiết của nhà nước. Các tiêu cực có thể kể đến như:

Gây ra sự ô nhiễm môi trường và dẫn đến sự mất cân bằng của hệ sinh thái

Vì mục tiêu lợi nhuận mà nhiều chủ thể kinh tế giảm thiểu chi phí bỏ qua vấn đề về môi trường, các chất thải trong quá trình sản xuất ra không được xử lý đúng trước khi đưa ra môi trường. Từ đó gây ô nhiễm và thiệt hại cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó chỉ vì để tối đa lợi nhuận có thể đạt được mà không ít chủ doanh nghiệp tập trung khai thác bừa bãi, làm kiệt quệ tài nguyên gây mất cân bằng hệ sinh thái dẫn đến hậu quả là làm hiệu quả nền kinh tế bị giảm sút.

Gây ra những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh và vi phạm pháp luật từ việc cạnh tranh không lành mạnh

Chẳng hạn như việc sử dụng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh làm hại đến đối thủ và người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận cao nhất về cho đơn vị mình.

Trong đó có cách hành vi đáng bị lên án như: làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, trốn thuế, buôn lậu… các hành vi này đề gây thiệt hại lớn đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hướng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

Việc cạnh tranh sẽ làm gia tăng mức độ phân hóa giàu nghèo trong xã hội

Bởi vì những người có nhiều điều kiện cạnh tranh thuận lợi, được trang bị các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, trình độ tay nghề cao, sản xuất hợp lý, đạt năng suất cao, hao phí trong lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì những doanh nghiệp này sẽ không ngừng phát triển và giàu lên nhanh chóng.

Ngược lại những doanh nghiệp không có điều kiện cạnh tranh thuận lợi, kỹ thuật lỗi thời, năng suất lao động thấp, hao phí lao động cá biệt cao sẽ khiến họ dễ dàng bị phá sản, làm ăn thua lỗ và trở nên nghèo đi.

Phân biệt cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành

Cạnh tranh giữa các ngành thể hiện qua mức đầu tư sinh lời giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, với mục đích tìm ra nơi đầu tư tốt nhất, mang về lợi nhuận cao nhất, hay nói các khác là tìm nơi có mức đầu tư sinh lợi cao nhất. Vì thế tư bản đầu tư vào các ngành khác nhau thì sẽ có mức sinh lời khác nhau.

Phân biệt các hình thức cạnh tranh
Phân biệt các hình thức cạnh tranh

Đặc biệt lưu ý, tỷ suất sinh lời sẽ chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định trong sản xuất.

Ví dụ: cạnh tranh giữa các ngành như ngành may mặc, ngành thiết bị y tế và ngành xây dựng.

Bên cạnh cạnh tranh giữa các ngành với nhau còn có hình thức cạnh tranh nội bộ ngành.

Như đã nói, cạnh tranh nội bộ ngành là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất trong cùng một lĩnh vực hay cũng tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó, việc cạnh tranh này nhằm mục đích giành điều kiện sản xuất tốt nhất trên thị trường hay đạt lợi nhuận cao nhất có thể về cho doanh nghiệp. Đặc biệt cạnh tranh nội bộ ngành sẽ giúp hình thành nên giá cả trên thị trường.

Ví dụ: Điển hình là cuộc cạnh tranh trong ngành đồ uống giữa Cocacola và Pepsi hay MIlo và Ovaltine. Hoặc trong ngành thức ăn nhanh có KFC và Lotteria…

Biện pháp và kết quả của cạnh tranh nội bộ và cạnh tranh giữa các ngành

Sự khác nhau của cạnh tranh nội bộ và cạnh tranh giữa các ngành thể hiện nổi bật qua hai yếu tố: Biện pháp cạnh tranh và kết quả của loại hình cạnh tranh đó.

Biện pháp cạnh tranh

Cạnh tranh nội bộ ngành: Cạnh tranh nội bộ ngành sẽ thông qua các biện pháp như cải tiến kỹ thuật, hợp lý sản xuất, nâng cao được năng suất lao động và chất lượng hàng hóa sản phẩm tạo ra…và giảm giá trị cá biệt so với giá trị lao động xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Cạnh tranh giữa các ngành: Là tự do di chuyển đầu tư từ ngành này sang ngành khác (hay phân phối tư bản vào các ngành sản xuất khác nhau để nâng cao lợi nhuận).

Kết quả

Cạnh tranh nội bộ ngành: Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành đó là hình thành giá cả thị trường của hàng hóa đó (giá trị xã hội của hàng hóa tăng lên). Các điều kiện sản xuất trung bình của ngành đó thay đổi khi kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng lên và từ đó làm cho giá thị trường của hàng hóa đó giảm xuống.

Cạnh tranh giữa các ngành:  Hình thành tỷ suất lợi nhuận sinh lợi bình quân và giá trị hàng hóa được chuyển đổi thành giá cả sản xuất.

Lý do hình thành cạnh tranh giữa các ngành 

Có thể nói cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong nền kinh tế, là một quy luật tự nhiên trong việc sản xuất ra hàng hóa. Lý do hình thành cạnh tranh giữa các ngành là trong sản xuất, việc tách bạch tương đối giữa người làm sản xuất, sự phân công lao động sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngành để giành được những điều kiện thuận lợi như: thuận lợi về nguồn tài nguyên, nhân công giá rẻ, có thị trường tiêu thụ hàng hóa, giao thông vận tải thuận lợi, khoa học kỹ thuật tiên tiến phát triển… với mục đích giảm thiểu mức hao phí lao động cá biệt so với hao phí lao động xã hội để có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Cạnh tranh giúp cho thị trường phát triển tốt hơn, các doanh nghiệp mạnh có thể chiếm được nhiều ưu thế về thị phần trên thị trường.

Kết luận 

Như vậy qua bài viết “Cạnh tranh nội bộ ngành dẫn đến kết quả kinh doanh thế nào?” của lamchutaichinh.vn đã giúp bạn đọc nắm rõ về thuật ngữ cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh nội bộ là như thế nào cung như quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế.

Bài viết được biên tập bởi: Lamchutaichinh.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thành
Nguyễn Thành
Mình là Nguyễn Thành, Founder & CEO Làm Chủ Tài Chính. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và fintech. Hi vọng những kiến thức được mình chia sẻ trên Làm Chủ Tài Chính sẽ giúp việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách thông minh, đơn giản và hiệu quả nhất.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments