Định Chế Tài Chính Là Gì? Phân Loại Và Vai Trò Ra Sao?

0
152

Trong thời kỳ phát triển của các nền kinh tế, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ định chế tài chính. Định chế tài chính được biết đến là các tổ chức kết nối các đối tượng có vấn và đối tượng cần vốn. Định chế tài chính tiếng Anh gọi là Financial Institution. Có thể nói, các tổ chức này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Vậy cụ thể định chế tài chính (Financial Institution) là gì? Những loại định chế tài chính cơ bản và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh như thế nào?

Hãy cùng Làm Chủ Tài Chính tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Xem thêm:

Định chế tài chính (Financial Institution) là gì?

Định chế tài chính (Financial Institution) là các định chế (tức thể chế, tổ chức được thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư (ví dụ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm).

Chi tiết hơn, chúng ta có thể hiểu định chế tài chính chính là một loại hình doanh nghiệp. Tài sản chủ yếu của các doanh nghiệp này chính là các tài sản tài chính dưới hình thức trái quyền như trái phiếu, cổ phiếu, khoản cho vay. Định chế tài chính sẽ cho khách hàng của mình vay hoặc mua các chứng khoán đầu tư trong thị trường tài chính.

Định chế tài chính là gì?
Định chế tài chính là gì?

Ngoài ra, các tổ chức này còn cung cấp rất nhiều dịch vụ tài chính khác. Gồm có bảo hiểm, hợp đồng hưu bổng, giữ hộ tài sản có giá, cung cấp các cơ chế cho việc chuyển tiền, thanh toán và lưu trữ thông tin tài chính.

Phân loại định chế tài chính

Hiện nay chúng ta có các loại định chế tài chính nào? Đây có lẽ là vấn đề được không ít nhà đầu tư quan tâm. Các định chế tài chính hiện nay được chia làm 2 nhóm:

  • Định chế tài chính trung gian.
  • Định chế tài chính bán trung gian.

Định chế tài chính trung gian

Định chế tài chính trung gian là những tổ chức đứng giữa nguồn cung và nguồn cầu. Các tổ chức này hoạt động với tư cách là một nhà đầu tư trung gian. Vai trò của tổ chức này chính là hỗ trợ cung và cầu vốn có thể tiếp xúc với nhau thông qua các hoạt động bán hoạt động tài chính của tổ chức và mua tài sản của chủ thể cần vốn.

Có thể hiểu đây là các giao dịch tài chính gián tiếp. Các định chế tài chính trung gian này sẽ bao gồm:

  • Các tổ chức nhận tiền gửi: ngân hàng tiết kiệm tương trợ, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng thương mại, liên hiệp tín dụng, hiệp hội tiết kiệm và cho vay. Ngoài ra còn có các công ty đầu tư.
  • Tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: quỹ trợ cấp, công ty bảo hiểm.
  • Các trung gian đầu tư: Quỹ đầu tư, công ty tài chính.

Định chế tài chính bán trung gian

Định chế tài chính bán trung gian là tổ chức đứng giữa 2 nguồn cung và cầu vốn ở tư cách là nhà môi giới. Tổ chức này sẽ giúp cho cung và cầu vốn tiếp xúc với nhau nhanh chóng hơn.

Các tổ chức định chế trung gian này không tạo ra các tài sản tài chính. Họ chỉ có trách nhiệm chuyển các tài sản tài chính từ những người phát hành đến cho người cần mua.

Các định chế tài chính bán trung gian có thể kể đến như: ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, …

Các định chế tài chính phổ biến theo quy định của pháp luật

Theo quy định của pháp luật, hiện nay các định chế tài chính phổ biến bao gồm:

  • Ngân hàng trung ương
  • Ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ
  • Liên hiệp tín dụng
  • Hiệp hội tiết kiệm và cho vay
  • Ngân hàng và công ty đầu tư
  • Công ty môi giới
  • Công ty bảo hiểm.

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là tổ chức tài chính chịu trách nhiệm giám sát và quản lý tất cả các ngân hàng khác trong nước. Một ví dụ cụ thể về định chế tài chính tại Hoa Kỳ, ngân hàng trung ương là Ngân hàng Dự trữ Liên bang, chịu trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ và giám sát của các tổ chức tài chính.

Vậy nên, người tiêu dùng cá nhân không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng trung ương; thay vào đó, các tổ chức tài chính lớn làm việc trực tiếp với Ngân hàng Dự trữ Liên bang để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho công chúng.

Ngân hàng thương mại và ngân hàng bán lẻ

Định nghĩa ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính được phép cung cấp một loạt các dịch vụ như cho vay thế chấp, cho vay tự động và kinh doanh, chấp nhận các khoản tiền gửi.

Các ngân hàng thương mại cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng cá nhân và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp.

Hiện nay, phần lớn các ngân hàng lớn cung cấp tài khoản tiền gửi, cho vay và tư vấn tài chính có giới hạn cho cả hai đối tượng này.

Các sản phẩm được cung cấp tại các ngân hàng bán lẻ và ngân hàng thương mại bao gồm tài khoản séc và tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (CDs), các khoản vay cá nhân và thế chấp, thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng kinh doanh.

Liên hiệp tín dụng

Liên tín dụng là định chế tài chính phi ngân hàng. Vậy định nghĩa tài chính phi ngân hàng là gì?

Đó là các tổ chức không vì mục tiêu lợi nhuận. Liên hiệp tín dụng có nhiều tên gọi khác nhau trên thế giới. Nó là tổ chức hợp tác thuộc sở hữu của các thành viên, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Liên hiệp tín dụng phục vụ các đối tượng cụ thể theo lĩnh vực là thành viên của tổ chức, chẳng hạn như giáo viên hoặc thành viên của quân đội. Trong khi các sản phẩm được cung cấp gần giống như các dịch vụ của ngân hàng thương mại, các Liên hiệp tín dụng được sở hữu bởi các thành viên và hoạt động chỉ vì lợi ích của họ.

Hiệp hội tiết kiệm và cho vay

Các tổ chức tài chính nắm giữ lẫn nhau và cung cấp không quá 20% tổng số tiền cho vay cho các doanh nghiệp thuộc danh mục các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cung cấp.

Nếu là khách hàng cá nhân sử dụng các dịch vụ của hiệp hội tiết kiệm và cho vay sẽ là: các tài khoản tiền gửi, các khoản vay cá nhân và cho vay thế chấp.

Ngân hàng và công ty đầu tư

Định chế tài chính ngân hàng ở đây là các Ngân hàng đầu tư không nhận tiền gửi; thay vào đó, họ giúp các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán.

Các công ty đầu tư, thường được gọi là các công ty quỹ tương hỗ, kéo quỹ từ các nhà đầu tư cá nhân và thể chế để cung cấp cho họ quyền truy cập vào thị trường chứng khoán rộng lớn hơn.

Công ty môi giới

Một công ty môi giới hỗ trợ các cá nhân và tổ chức trong việc mua và bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư có sẵn. Các công ty môi giới có thể đặt các giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quỹ giao dịch ngoại hối (ETF) và một số khoản đầu tư thay thế của khách hàng.

Các công ty môi giới cũng là một định chế tài chính
Các công ty môi giới cũng là một định chế tài chính

Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm được coi là các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng. Tại đây, các công ty bảo hiểm sẽ giúp các cá nhân chuyển rủi ro bị mất mát, thiệt hại. Nhờ đó mà có thể bảo vệ khỏi mất mát tài chính do tử vong, tàn tật, tai nạn, thiệt hại về tài sản.

Vai trò của định chế tài chính

Định chế tài chính có vai trò hết sức quan trọng
Định chế tài chính có vai trò hết sức quan trọng

Sau khi đã tìm hiểu cụ thể về các định chế tài chính phổ biến theo quy định của pháp luật, có thể thấy các tổ chức này đóng góp vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Những vai trò này bao gồm:

Giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư

Vì các loại hình định chế tài chính hiện nay rất đa dạng. Chính điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Ngoài ra, các định chế tài chính còn giúp giảm thiểu rủi ro do thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư nhờ tính chuyên nghiệp cao của các định chế tài chính;

Định chế tài chính cũng tạo lập cơ chế thanh toán

Một số định chế tài chính đảm nhiệm vai trò cung cấp những phương thức và phương tiện thanh toán, điển hình như là ngân hàng thương mại.

Định chế tài chính cũng giảm thiểu các chi phí phát sinh trong các giao dịch

Các định chế tài chính, một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính giúp những người tiết kiệm và những người đầu tư giảm các chi phí giao dịch như chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao dịch, chi phí do quy mô, chi phí hiểu biết;

Sự phát triển của các phương thức thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt là vô cùng quan trọng, giúp cho thị trường vận hành nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Định chế tài chính hoạt động như những trung gian giữa thị trường vốn và thị trường nợ. Các định chế này cũng chịu trách nhiệm chuyển quỹ từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp. Những chủ thể này có vai trò quan trọng vì kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các định chế tài chính ra đời để kiểm soát nguồn cung tiền trên thị trường và bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về định chế tài chính. Hy vọng qua bài biết trên, các bạn đã có thể hiểu rõ về định chế tài chính, các loại định chế tài chính cơ bản cũng như những vai trò quan trọng mà các định chế tài chính mang lại cho hoạt động kinh tế của một đất nước.

Các tổ chức định chế tài chính là một trong những nền tảng quan trọng trong hệ thống tài chính không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Vì vậy những chính sách nhằm đảm cho các định chế này phát triển và hoạt động hiệu quả trong tương lai là rất cần thiết.

Xem thêm:

Thông tin được biên tập bởi Lamchutaichinh.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Mình là Nguyễn Thành, một Blogger với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và fintech. Hi vọng những kiến thức được mình chia sẻ trên Làm Chủ Tài Chính sẽ giúp việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách thông minh, đơn giản và hiệu quả nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here