Lưu ý: Nếu có góp ý bổ sung vui lòng liên hệ: lamchutaichinh.vn@gmail.com

Thương mại điện tử (e-Commerce) là gì? Cách hoạt động ra sao?

5/5 - (1 bình chọn)
606 Views

Ngày nay, con người quá quen với việc mua sắm online trên các ứng dụng di động và các website trên Internet. Đúng vậy, đó chính là những gì mà thương mại điện tử đã thay đổi chúng ta. Vậy thương mại điện tử (E – Commerce) là gì? Cách hoạt động ra sao?

Điều gì đã khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng quyết định mua bán sản phẩm trên thương mại điện tử? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài biết dưới đây.

E - Commerce là gì? Cách hoạt động ra sao?
E – Commerce là gì? Cách hoạt động ra sao?

E – Commerce (Thương mại điện tử) là gì?

E – Commerce ( hay còn được gọi là Thương Mại Điện Tử) là hoạt động mua, bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua mạng lưới Internet.

Thương mại điện tử (E – Commerce) cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống điện tử với các dịch vụ mua và bán 24/24 ở bất kì nơi đâu mà chỉ cần bạn có kết nối internet.

E – Commerce (Thương mại điện tử) là gì?
E – Commerce (Thương mại điện tử) là gì?

Quá trình vận chuyển hàng hóa thành công khi cả hai bên giao dịch đã hoàn tất mọi tục.
E – Commerce mang đến sự tiện lợi cho người dùng với hai phương thức thanh toán đó là thanh toán khi nhận hàng và thanh toán qua ví điện tử hoặc thẻ ngân hàng thông dụng.

Bạn đã hiểu rõ về khái niệm E – Commerce là gì rồi đúng không tiếp theo hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 hình thức dịch vụ mà doanh nghiệp E – Commerce sử dụng hiện nay nhé.

4 hình thức dịch vụ của doanh nghiệp E – Commerce

Doanh nghiệp sẽ áp dụng 4 hình thức dịch vụ sau đây để đưa sản phẩm dịch vụ đến người tiêu dùng.

Mua bán, tìm kiếm sản phẩm trực tuyến

Đầu tiên, chính là dịch mua bán lẻ trực tiếp, tìm kiếm sản phẩm cho người dùng thông qua các website, ứng dụng di động, chatbox, và nhắn tin trực trực tiếp.

Trao đổi các dữ liệu điện tử giữa hai doanh nghiệp (B2B)

Việc trao đổi dữ liệu giữa hai doanh nghiệp góp phần trao đổi thông tin của các đối tác đã thỏa thuận với nhau.

Những dữ liệu này sẽ được chuyển từ máy tính này sang máy tính khác, tự động hóa và đặc biệt không có sự can thiệp của con người.

Cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tham gia vào thị trường trực tuyến

Hình thức này sẽ hỗ trợ và tham gia vào quá trình xử lý doanh thu từ doanh nghiệp cho đến khách hàng (B2C) hoặc có sự góp mặt của người tiêu dùng bên thứ ba, và doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B).

Tiếp thị khách hàng tiềm năng trực tuyến và thành lập nên email hoặc fax

Không chỉ có tiếp thị khách hàng trực tuyến qua mạng xã hội, tiếp thị trực tiếp hoặc tiếp thị qua công ty, tiếp thị qua email hoặc fax vẫn là hình thức đang chiếm ưu thế cao ngày nay.

Commerce hoạt động theo các hình thức nào?

Commerce hoạt động theo các hình thức nào?
Commerce hoạt động theo các hình thức nào?

Sẽ có 5 hình thức hoạt động của E – Commerce được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thư điện tử

Thư điện tử đã quá là phổ biến ngày nay và thường được các công ty sử dụng thường xuyên để trao đổi trực tiếp, và đang được sử dụng mạnh mẽ trên E – Commerce.

Thanh toán điện tử

Các trang thương mại điện tử ngày nay đều cho khách hàng sử dụng hình thức thanh toán này, bởi vì tính tiện lợi nhanh chóng, có thể là ví điện tử hay thẻ ngân hàng của chính bạn khi mua và thanh toán sản phẩm.

Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:

  • Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI)
  • Tiền lẻ điện tử (Internet Cash)
  • Ví điện tử (electronic purse)
  • Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking)

Trao đổi dữ liệu

Dữ liệu sẽ được chuyển dưới dạng cấu trúc, được truyền từ máy tính này sang máy tính khác do các công ty, doanh nghiệp trao đổi thỏa thuận với nhau.

Truyền dung liệu

Dung hiểu chính là nội dung của hàng hóa số, hàng hóa này hoàn toàn giao qua mạng và giá trị thực của nó nằm ở nội dung mà nó mang lại.

Mua bán sản phẩm hàng hóa hữu hình

Hầu hết hiện nay mọi người đều tin dùng hàng hóa hữu hình từ quần áo, rau củ, điện thoại,… Đặc biệt hình thức này đã tăng mạnh trong đợt dịch Covid vừa qua.

Các loại hình giao dịch Thương Mại Điện Tử (E – Commerce)

Các loại hình giao dịch thương mại điện tử ngày nay là cực kì đa dạng lên đến 10 hình thức giao dịch.

Các loại hình giao dịch Thương Mại Điện Tử (E – Commerce)
Các loại hình giao dịch Thương Mại Điện Tử (E – Commerce)
  • Business To Business (B2B) là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
  • Business To Consumer (B2C) là giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
  • Consumer To Consumer (C2C): đây là giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng.
  • Consumer To Business (C2B): hơi giống với B2C là người tiêu dùng với doanh nghiệp nhưng khác ở chỗ là người tiêu dùng tạo ra những sản phẩm giá trị và bán lại cho doanh nghiệp.
  • Business To Employee (B2E): giao dịch giữa doanh nghiệp với nhân viên nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
  • Business To Government (B2G) là giao dịch giữa doanh nghiệp và chính phủ.
  • Government To Government (G2G): đây là giao dịch sử chính phủ với chính phủ.
  • Government To Business (G2B): khá giống với B2G: ngược lại đây là giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin, tư vấn doanh nghiệp.
  • Government To Citizen (G2C): là loại hình giao dịch giữa chính phủ với công dân nhằm truyền tải thông tin cần thiết đến công dân.

Lợi ích của thương mại điện tử (e-Commerce)

E – Commerce là gì? Lợi ích mang lại của E – Commerce sẽ biến bạn bất ngờ đấy.

Lợi ích của thương mại điện tử (e-Commerce)
Lợi ích của thương mại điện tử (e-Commerce)

Không giới hạn khoảng cách

Dù bạn ở bất kì nơi đâu, vị trí nào đều có thể sử dụng và đặt mua sản phẩm ở E – Commerce một cách nhanh chóng và tiện lợi, Hàng hóa sẽ được vận chuyển đến tận nhà bạn một cách an toàn và tiện lợi.

Không giới hạn vị trí cửa hàng

Người bán và người mua không nhất thiết phải tập trung chủ yếu vào một địa điểm cố định, chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối internet là bạn có thể trao đổi và đặt mua sản phẩm.

Không giới hạn thời gian

Như bạn đã biết nó hoạt động toàn thời gian 24/24, dù bạn mua hàng ở bất kì thời gian nào, ngày lễ hay thời gian ban đêm bạn cũng sẽ mua hàng thành công.

Tiết kiệm chi phí

Nếu bạn là người kinh doanh khi tham gia vào thương mại điện tử bạn không cần phải tốn chi phí trong việc xây dựng cửa hàng và người mua hàng sẽ không phải tốn tiền xăng xe hoặc các chi phí phụ khác phát sinh khác.

Quản lý hàng tồn kho tự động

E- Commerce Là Gì? Có giải quyết được vấn đề hàng tồn kho hay không? Chủ gian không phải lo sợ về số lượng hàng tồn kho còn nhiều bởi đã có hệ thống của E – Commerce xử lý riêng.

Chủ gian hàng chỉ cần quản lý và đưa ra chiến lược bán hàng phù hợp.

Thách thức và hạn chế của Thương Mại Điện Tử tại Thị trường Việt Nam

Thách thức của Thương Mại Điện Tử tại Thị trường Việt Nam
Thách thức của Thương Mại Điện Tử tại Thị trường Việt Nam

Thách thức

Xây dựng lòng tin khách hàng

Việc xây dựng được lòng tin khách hàng qua hình thức online trực tuyến thực sự là vấn đề khó khăn. Người tiêu dùng sẽ căn cứ vào chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và dịch vụ tư vấn của người bán để đánh giá về sản phẩm.

Có khả năng gặp phải sự cố kỹ thuật

Những người tham gia vào thương mại điện tử đa phần đều chưa có được sự chuẩn bị kỹ càng đặc biệt là thiết kế gian hàng và giá tiền sản phẩm, trả lời tư vấn khách hàng cũng như kiểm soát được lượng hàng tồn kho.

Đối thủ cạnh tranh

Thị trường liên tục thay đổi, các nhà đầu tư, thương hiệu lớn ngày càng tham gia nhiều vào E – Commerce khiến thị trường thương mại cạnh tranh khốc liệt. Do đó buộc các thương hiệu phải tinh tế, tạo bước đột phá mới để giữ chân khách hàng.

Vấn đề thanh toán

Xu hướng của người dân Việt Nam hiện nay vẫn còn thích nghi với phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) và đang dần dần bắt kịp với dịch vụ thanh toán qua ví điện tử và thẻ ngân hàng.

Khuyết điểm

Dịch vụ khách hàng

Đây chính là khuyết điểm đầu tiên khi mua sắm trực tuyến. Đa phần các trang thương mại điện tử lớn đều chưa tối ưu tốt khuyết điểm này.

Tư vấn sản phẩm phù hợp, trả lời khách hàng nhanh chóng là những gì mà các shop trên E – Commerce cần phải chú trọng hơn.

Tính tức thời

Khuyết điểm này đang dần dần được khắc phục, một số trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam đang áp dụng hình thức này là: Shopee, Tiki,… nhưng vẫn còn hạn chế đó là chi phí vận chuyển khá cao.

Sự trung thực

Vấn đề mà khách hàng lo sợ khi mua hàng trực tuyến đó là thông tin sản phẩm khác khi nhận hàng. Hình ảnh cực kì bắt mắt, nhưng sản phẩm nhận về lại khác hoàn toàn từ chất lượng đến mẫu mã.

Đây là vấn đề cần được giải quyết và phải bị xử phạt thật nghiêm nếu vi phạm.

Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 3 sàn thương mại điện tử lớn nhất việt nam để bạn có thể tham khảo và tin dùng nhé.

Top 3 Sàn Thương Mại Điện Tử lớn nhất Việt Nam

Shopee

Trong mấy năm gần đây, Shopee luôn là trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam và đã góp mặt tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong suốt 5 năm qua.

Với chiến lược marketing hiệu quả, Shopee đã thu hút lượng người dùng cực kì lớn, gấp nhiều so với 2 hai vị trí top 2 và top 3 lần lượt là Lazada và Tiki.

Shopee
Shopee

Shopee kinh doanh hầu hết các sản phẩm từ: quần áo, mỹ phẩm, đồ gia dụng, rau củ, thịt,…

Điểm nổi trội của Shoppe so với các đối thủ cạnh khác là chiến lược marketing hiệu quả và có riêng ví điện tử Shopee Pay và riêng thức ăn và rau củ là trang Shopee Food.

Lazada

Lazada được biết đến là trang thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam gia nhập vào thị trường việt nam vào năm 2012, thống trị thị trường việt nam mấy năm đầu và thụt lùi sau khi có sự du nhập đến từ shopee.

Lazada
Lazada

Lazada có đa dạng mặt hàng như shopee nhưng chiến lược marketing và dịch vụ không bằng được so với shopee, Tuy nhiên, Lazada vẫn là trang thương mại đứng thứ 2 cả nước với số lượng người tin dùng cao.

Tiki

Tiki đã gia nhập vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã được 11 năm, và được biết đến với các sản phẩm: sách báo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,..

Tiki
Tiki

Tiki cũng cũng là trang đa dạng về sản phẩm nhưng khá ít so với Shopee và Lazada.
Thế mạnh của Tiki nằm ở sản phẩm về sách báo, thực phẩm chức năng,… tuy nhiên Tiki cũng giống như Lazada hạn chế về phương thức thanh toán, không có ví điện tử riêng.

Kết luận

Với sự phát triển của Thương Mại Điện Tử ngày nay, các nhà đầu tư , kinh doanh hay người tiêu dùng cần nắm bắt được những kiến thức về E – Commerce là gì? Thách thức với thị trường Việt Nam ra sao?

Đúng vậy, E – Commerce sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn nữa trong thời đại 5.0 hiện nay.

Thông tin được biên tập bởi Lamchutaichinh.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Chú ý: Website Làm Chủ Tài Chính không phải ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm. Chúng tôi chỉ tập hợp những ứng dụng cho vay từ các công ty được cấp phép và hướng dẫn, gợi ý khoản vay phù hợp cho khách hàng!