HomeKiến Thức Tài ChínhGiảm phát là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của giảm phát...

Giảm phát là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của giảm phát ra sao?

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi về giá cả. Khi giá giảm, nó thường được coi là một điều tốt, ít nhất là khi đến các điểm mua sắm yêu thích của bạn. Tuy nhiên, khi giá cả đi xuống trên toàn bộ nền kinh tế, điều này được gọi là giảm phát. Giảm phát là một tin xấu cho đất nước vì chúng báo hiệu cho một nền kinh tế suy thoái.

Vậy cụ thể giảm phát là gì? Những nguyên nhân gây ra hiện tượng này và ảnh hưởng của giảm phát ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giảm phát là gì?

Giảm phát (tiếng Anh là Deflation) là thuật ngữ chỉ sự giảm liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, khi đó sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng. Giảm phát được cho là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm hay nói cách khác, giảm phát xảy ra khi lạm phát giảm xuống dưới 0%

Giảm phát là gì?
Giảm phát là gì?

Tương tự như lạm phát, giảm phát được tính thông qua mức tăng giảm tương đối của chỉ số giá tiêu dùng CPI (%). Giảm phát giúp tăng giá trị của tiền và khiến cho việc sở hữu tiền trở nên phổ biến nhưng đồng thời mang lại những rủi ro, hậu quả thậm chí còn trầm trọng hơn cả lạm phát.

Tình trạng giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn. Nói chung giảm phát là một vấn đề lớn trong nền kinh tế hiện đại do nó làm tăng giá trị thật của nợ, có thể làm trầm trọng thêm suy thoái.

Cùng với tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống, giá trị của đồng tiền cũng tăng lên. Lúc này, một đồng nội tệ của bạn có thể mua nhiều hơn những ngoại tệ giá trị khác. Chẳng hạn ví dụ như: 24.000 VND bạn có thể mua 1 USD. Nhưng khi có giảm phát, bạn chỉ cần 20.000VND đã có thể mua được 1 USD, ít hơn hẳn 4.000đ tiền Việt.

Xem thêm:

Đòn bẩy tài chính là gì?

Chi phí cơ hội là gì?

Nguyên nhân gây ra giảm phát

Chắc hẳn, bạn cũng đang thắc mắc nguyên nhân của giảm phát là gì? Giảm phát có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân đa dạng, khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại, hiện tượng này bắt nguồn từ sự thay đổi cung cầu trong nền kinh tế của 1 quốc gia.

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng giảm phát?
Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng giảm phát?

Theo thuyết kinh tế học, giá cả của tất cả các loại hàng hóa đều được lý giải theo cung và cầu của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa rằng, nếu cầu về một loại hàng hóa giảm đi thì giá cũng sẽ giảm theo đó.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về cung và cầu của đồng tiền đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập giá cả của hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.

Mặc dù có rất nhiều lý do dẫn tới giảm phát, nhưng đa phần chúng rơi vào một số lý do phổ biến nhất được liệt kê dưới đây:

Sự thay đổi cấu trúc của thị trường vốn

Cụ thể là việc các công ty có hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau sẽ cố gắng để có được sản phẩm với mức giá thấp nhất. Lúc này, cấu trúc thị trường sẽ có sự thay đổi, chúng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp làm điều này.

Đặc biệt là với một thị trường vốn cho phép doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các khoản vay như lãi suất thấp, chính sách của ngân hàng, thái độ của nhà đầu tư với rủi ro.

Chúng giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn đầu tư vào cơ sở vật chất, làm tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất. Kéo theo đó, đương nhiên là giá cả của hàng hóa sẽ giảm xuống và đồng thời nguồn cung tăng lên tạo ra áp lực giảm phát lên nền kinh tế.

Năng suất tăng lên

Với những giải pháp tiến bộ từ việc áp dụng khoa học kĩ thuật giúp cho doanh nghiệp tạo ra hàng hóa một cách rẻ hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn đến người tiêu dùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến những ngành công nghiệp nhất định, đồng thời cũng tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế. Và khi đó, giảm phát xảy đến là điều tất yếu.

Nguồn cung tiền bị giảm đi

Đây là nguyên nhân khiến giá trị của đồng tiền dựa trên thước đo hàng hóa sẽ tăng lên. Cung tiền giảm xảy ra khi có các hoạt động của ngân hàng trung ương như: bán trái phiếu chính phủ, thay đổi chính sách về thị trường vốn.

Giảm phát xuất phát từ chính sách “thắt lưng buộc bụng”: Chính sách này xảy đến khi nền kinh tế đón nhận đợt suy thoái nào đó. Có nghĩa là, khi đó chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu công và chúng dẫn đến việc suy giảm tổng cầu, từ đó giả cả hàng hóa sẽ giảm theo và tạo ra tình trạng giảm phát.

Ảnh hưởng của giảm phát như thế nào?

Giảm phát là một tín hiệu xuất cho nền kinh tế của quốc gia. Hiện tường này có thể gây nên nhiều ảnh hưởng cho nền kinh tế nói chung và thị trường nói riêng. Nhìn chung, ảnh hưởng của giảm phát sẽ gồm tác động tích cực và tác động tiêu cực.

Ảnh hưởng tích cực

Giảm phát hình thành do công nghệ mới giúp tăng năng suất và sản lượng khi nền kinh tế phát triền nhanh chóng. Môi trường kinh doanh cởi mở, ngăn chắn tối đa hình thức độc quyền tạo nên thị trường tự do giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tận dụng tối đa nguồn lực và đem đến nguồn lợi tối đa cho người tiêu dùng.

Ảnh hưởng tiêu cực

Khi giá giảm, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo. Hộ gia đình hoãn chi tiêu chờ giảm gái sâu hơn, doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng nhằm tiết kiệm chi phí. Tác động của giảm phát trực tiếp đến các yếu tố sau:

Lãi suất

Lãi suất phản ảnh giá tiêu dùng trong hiện tại so với giá tiêu dùng trong tương lai. Lãi suất danh nghĩa tiến về 0 khiến tăng cung tiền không thể chuyền thành nguồn cho đầu tư và chính sách tiền tệ mất vai trò kích thích kinh tế.

Giảm phát kéo dài cùng với lãi suất thấp kéo theo những hệ lụy: sản lượng đình đốn và suy thoái, kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục làm cho chính sách tiền tệ mất tác dụng (Bẫy thanh khoản).

Giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hóa

Khi giảm phát diễn ra, giá cả giảm và đồng tiền có giá hơn, nhà đầu tư có xu hướng giữ tiền và giảm bớt chi tiêu tạo nên cú shock kinh tế vì thiếu vốn luân chuyển. Giảm phát còn thúc đẩy giảm lương người lao động khi công ty phải điều tiết trở lại để bù lại khoản thiệt hại do việc giảm giá gây ra.

Các vấn đề nảy sinh kết hợp với nhau tạo nên vòng xoáy khiến giảm phát mạnh hơn nữa gây ra các tình trạng thất nghiệp, vỡ nợ, giảm lợi nhuận, phá sản, …

Giảm phát có lợi hay có hại?

Hiển nhiên rất nhiều người sẽ cho rằng khi giá hàng hóa giảm sẽ làm cho nền kinh tế có được nhiều lợi hơn, vì chúng ta có thể mua được nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại.

Việc giá cả thay đổi theo xu hướng giảm nhưng không theo sự điều chỉnh của quy tắc thị trường sẽ là một điều đáng lo ngại cho nền kinh tế.

Giảm phát xuấn hiện là một tín hiệu xấu cho nền kinh tế
Giảm phát xuấn hiện là một tín hiệu xấu cho nền kinh tế

Như đã đề cập ở trên, thì nguyên nhân chính gây ra giảm phát là sự suy giảm về tổng cầu. Khi nhu cầu của người dân giảm, lượng hàng hóa vẫn như cũ sẽ gây ra hiện tượng thừa nguồn cung, việc này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế của đất nước, ở tất cả các lĩnh vực. Có thể liệt kê sau đây:

Ngành sản xuất

Việc giá hàng hóa sụt giảm làm cho doanh thu của các công ty sẽ ít đi dẫn đến mất động lực sản xuất. Việc trả công cho nhân viên cũng như vậy, với lượng doanh thu giảm mà vẫn phải giữ nguyên chi phí nhân công, dần dần các công ty sẽ không còn đủ kinh phí nữa và điều tất yếu sẽ xảy ra là thất nghiệp.

Nền tài chính

Đồng nội tệ tăng giá trị sẽ làm cho nhiều người muốn giữ tiền mặt hơn là đi tiêu xài. Chính điều này làm cho các dòng chảy tiền tệ bị ứ đọng, cầu đã giảm còn giảm hơn. Cung nội tệ thiếu, các dòng vốn bị tắc nghẽn làm cho các doanh nghiệp trên thị trường thiếu vốn để đầu tư.

Ngay cả khi với một doanh nghiệp tìm đủ nguồn tiền để đi vay, giảm phát cũng kìm kẹp lại quyết định đi vay của doanh nghiệp đó do giá trị khoản vay ngày càng tăng. Điều này cũng được áp dụng đối với các món nợ hiện tại sẽ càng ngày tăng trong tương lai của doanh nghiệp.

Nền kinh tế Vĩ mô

Nếu giảm phát không được can thiệp kịp thời, thì giảm phát sẽ trở nên ngày càng dai dẳng. Khi mà giá cả giảm, tình trạng thiếu việc làm và người tiêu dùng tích trữ tiền với dự đoán là giá cả còn giảm nữa thì điều này sẽ làm hại nền kinh tế, như kiểu truyền lực cho thói quen tiết kiệm và cứ thế xoáy xuống.

Có thể nói rằng, việc giảm giá nếu tồn tại sẽ gây ra một cú sốc lớn đối với nền kinh tế, dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận. Điều này sẽ gây ảnh hường tức thời đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như đóng cửa nhà máy, cắt giảm nhân sự, giảm thu nhập, tỉ lệ thất nghiệp tăng và góp phần làm tăng khả năng vỡ nợ từ các khoản vay của công ty và cá nhân. Vậy nên, giảm phát xuất hiện là một điều bất lợi cho nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa suy thoái và giảm phát

Mối quan hệ giữa giảm phát và suy thoái
Mối quan hệ giữa giảm phát và suy thoái

Bản chất của suy thoái cũng tương tự như giảm phát, do đó 2 hiện tượng này sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể:

Giảm phát sẽ xảy ra trong và sau thời kỳ suy thoái kinh tế. Cụ thể, khi một nền kinh tế trải qua một cuộc khủng hoảng hoặc suy thoái nghiêm trọng, sản lượng kinh tế sẽ bị chậm lại do nhu cầu đầu tư và tiêu dùng sụt giảm. Giảm phát dẫn đến sự sụt giảm giá tài sản, khi đó, các nhà sản xuất bắt buộc phải thanh lý hàng tồn kho.

Người tiêu dùng và nhà đầu tư bắt đầu dự trữ tiền để phòng chống những rủi ro tài chính gia tăng. Xu hướng tiết kiệm tăng sẽ khiến cho lượng tiền sử dụng để tiêu dùng hàng ngày bị giảm, tổng cầu sẽ giảm. Điều này xảy ra sẽ khiến kỳ vọng của mọi người về lạm phát trong tương lai hạ xuống và quá trình tiết kiệm tiền lại diễn ra.

Các chính sách ngăn chặn giảm phát

Chính sách ngăn chặn hiện tượng giảm phát
Chính sách ngăn chặn hiện tượng giảm phát

Thực tế, giảm phát là 1 khía cạnh thuộc về kinh tế vĩ mô. Vì thế, để khắc phục giảm phát, chính sách của chính phủ đóng vai trò quyết định hàng đầu và quan trọng nhất. Họ buộc phải làm sao để tăng tổng cầu hoặc giảm tổng cung. Dưới đây là một số chính sách cụ thể, nổi bật:

  • Nhà nước tiến hành tăng cung tiền bằng cách in thêm tiền mặt đưa vào nền kinh tế. Từ đó, giá trị của nội tệ sẽ làm xuống và cải thiện tình trạng giảm phát hiệu quả.
  • Chính phủ ban hành giảm thuế thu nhập để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp, cũng như của những người lao động trong thời điểm khó khăn.
  • Ban bố ngân hàng điều chỉnh, tăng lãi suất giúp kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Cách này có thể khiến các doanh nghiệp có khả năng xoay trở, tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy hoạt động sản xuất của mình.
  • Áp dụng chính sách tài khoá và tiền tệ hợp lý để kịp thời xử lý tình trạng giảm phát.
  • Luôn duy trì vùng đệm bằng cách giữ tỷ lệ lạm phát an toàn dưới 10%, không được đưa lạm phát về mức 0.
  • Nới lỏng chính sách tiền tệ, tập trung đầu tư cho tư nhân, giữ ổn định tài chính của nền kinh tế.
  • Thúc đẩy hoạt động của khối doanh nghiệp bằng cách kích thích thị trường, tăng chi tiêu công.
  • Tăng thuế Doanh thu.

Cách phân biệt giảm phát và lạm phát

Giảm phát hay lạm phát đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Cùng tìm hiểu rõ ràng hơn qua bảng so sánh sau đây nhé!

Tiêu chí so sánh Giảm phát Lạm phát
Định nghĩa Hiểu đơn giản là sự giảm giá của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Là sự gia tăng mức giá của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.
Nguyên nhân + Sản xuất hiệu quả: Giá cả hàng hóa/ dịch vụ giảm xuống do sự đổi mới công nghệ.

+ Cung tiền tệ giảm: Điều này khiến giá hàng hóa và dịch vụ bị giảm để làm cho sản phẩm có giá cả phù hợp với đại chúng.

+ Dư thừa tiền: Khi cung tiền trong nước tăng trên mức tăng trưởng kinh tế, giá trị của tiền tệ sẽ giảm xuống.

+ Cầu kéo: Những nhà cung cấp có thể tăng giá hàng hóa/ dịch vụ do nhu cầu về người dùng tăng.

+ Chi phí đẩy: Khi các công ty đối mặt với chi phí sản xuất tăng lên, họ có thể tăng giá hàng hóa để duy trì tỷ suất lợi nhuận

Lợi ích Giảm phát được coi là có hại cho nền kinh tế. Tuy nhiên lại có lợi cho người tiêu dùng. Lạm phát ở mức vừa phải được coi là tốt cho nền kinh tế. Tuy nhiên chỉ có lợi cho người sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Tác động Tình trạng này khiến sức mua đồng tiền tăng. Ngoài ra, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ còn bị giảm trong thời kỳ giảm phát. Lạm phát khiến giá trị đồng tiền bị giảm. Đồng thời, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ cũng tăng lên.
 

Hậu quả

Giảm phát khiến doanh nghiệp giảm đầu tư và chi tiêu, dễ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Phân phối thu nhập không đồng đều.

Dù rơi vào tình trạng giảm hay lạm phát cũng đều có ảnh hưởng không tốt tới kinh tế. Nếu quản lý tài chính không tốt dễ rơi vào trạng thái bị động. Khi gặp khó khăn về tài chính, ngoài vay ngân hàng thì người dân cũng có thể vay từ các nguồn cấp vốn khác. Thực tế không phải tất cả mọi người đều đủ điều kiện vay ngân hàng.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết, các đã đã hiểu rõ thế nào là giảm phát cũng như những nguyên nhân và tác động của nó đến thị trường. Giảm phát là mức giảm tổng thể của chi phí hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế.

Mặc dù giá giảm nhẹ có thể thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, nhưng giảm phát trên diện rộng có thể không khuyến khích chi tiêu và dẫn đến giảm phát thậm chí còn lớn hơn và suy thoái kinh tế.

Rất may, giảm phát không xảy ra thường xuyên và khi điều này xảy ra xảy ra, các chính phủ và ngân hàng trung ương có các biện pháp để giảm thiểu tác động của chúng. Đừng bỏ lỡ những thông tin về thuật ngữ – kiến thức được lamchutaichinh.vn chia sẻ để nắm bắt được các khái niệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng một cách tốt nhất nhé!

Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thành
Nguyễn Thành
Mình là Nguyễn Thành, Founder & CEO Làm Chủ Tài Chính. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và fintech. Hi vọng những kiến thức được mình chia sẻ trên Làm Chủ Tài Chính sẽ giúp việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách thông minh, đơn giản và hiệu quả nhất.
RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments