Trong kinh doanh, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ “Thặng dư vốn cổ phần” rồi phải không? Đặc biệt khi viết báo cáo tài chính, cụm từ Thặng dư vốn cổ phần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nguồn vốn của chủ sở hữu. Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ được Thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tăng giảm vốn điều lệ ra sao?
Bài viết dưới đây sẽ mang đến đầy đủ các thông tin cần thiết về thuật ngữ này, mời bạn cùng tham khảo với chúng tôi nhé!
Thặng dư vốn cổ phần
Vốn cổ phần là gì?
Khi thành lập công ty, các thành viên sáng lập sẽ thỏa thuận và quyết định mức vốn góp của từng người.
Vốn cổ phần là số tiền mà các cổ đông đóng góp vào công ty để được hưởng lợi sau thuế hay hưởng lợi nhuận phụ thuộc vào sự phát triển trong hoạt động kinh doanh mà trong đó chủ sở hữu chính là chủ công ty và các thành viên góp vốn.
Huy động vốn cổ phần có thể được thực hiện dưới hai hình thức như sau:
- Chào bán số cổ phần được quyền chào bán theo quy định của pháp luật.
- Phát hành cổ phần mới.
Nếu công ty muốn tăng vốn cổ phần thì buộc phải tiến hành bán cổ phiếu và đánh giá để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thị trường cổ phiếu cho phép các công ty có thể tăng vốn cổ phần bằng cách nhận thêm “người đồng sở hữu” của công ty. Việc bán cổ phiếu được gọi là tài trợ cổ phần.
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Thặng dư vốn cổ phần hay được gọi là thặng dư vốn trong công ty là khoản chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu so với giá thực tế khi phát hành ra thị trường.
Trong trường hợp giá bán cổ phiếu nhỏ hơn giá đã mua vào, công ty khi phát hành cổ phiếu mới với mức giá phải nhỏ hơn so với mệnh giá. Lúc này phần chênh lệch bị giảm nên sẽ không phải hạch toán trong chi phí, công ty phải dùng vốn thặng dư cổ phần để bù đắp mà không phải dùng số tiền lợi nhuận trước thuế.
Nếu nguồn vốn thặng dư cổ phần không đủ thì công ty cần phải dùng lợi nhuận sau thuế và các quỹ tiền cung ứng khác để bù đắp.
Công thức tính thặng dư vốn cổ phần
Chúng ta có thể tính thặng dư vốn cổ phần bằng công thức sau:
Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành cổ phần – Mệnh giá) x Số cổ phần phát hành
Thông thường thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc các công ty phát hành thêm cổ phiếu và khoản thặng dư này sau đó sẽ được chuyển thành cổ phần. Đặc biệt khoản thặng dư này sẽ không được xem là vốn cổ phần cho đến khi được chuyển đổi thành cổ phần, kết chuyển vào vốn đầu tư của công ty.
Ví dụ về thặng dư vốn cổ phần
Để tìm hiểu rõ hơn về thặng dư vốn cổ phần, chúng tôi đưa ra các ví dụ cụ thể sau đây.
Ví dụ 1
Công ty ABC phát hành 300.000 cổ phiếu với mệnh giá mỗi cổ phiếu là 150.000 đồng. Số tiền bán cổ phiếu được dự đoán sẽ là 45 tỷ. Tuy nhiên do nhu cầu số lượng cổ phiếu đang tăng cao nên công ty ABC này quyết định tăng giá bán cổ phiếu lên 200.000 đồng/cổ phiếu.
Sau khi tính toán thì số tiền lợi nhuận thu được khi bán hết thì thu được 60 tỷ. Kết quả cho phần chênh lệch giữa mức giá ban đầu so với mức giá bán thực tế chính là 15 tỷ đồng. Như vậy 15 tỷ đồng chênh lệch đó chính là thặng dư vốn cổ phần của công ty ABC.
Ví dụ 2
Công ty cổ phần X phát hành 150.000 cổ phiếu với giá niêm yết trên mỗi cổ phiếu là 160.000 đồng/ cổ phiếu, dự kiến huy động được 24 tỷ. Tuy nhiên vì nhu cầu thị trường tăng cao, công ty dự đoán các nhà đầu tư sẽ bị thu hút hơn nên quyết định bán ra với mức giá 180.000 đồng/cổ phiếu.
Sau khi bán hết công ty X thu về khoản tiền là 27 tỷ đồng. Như vậy phần thặng dư vốn cổ phần của công ty X là 3 tỷ đồng.
Quy định về thặng dư vốn cổ phần trong doanh nghiệp
Hạch toán
Các khoản tiền chênh lệch từ việc bán cổ phiếu với giá trị cao hơn mệnh giá được niêm yết, khoản tiền chênh lệch do giá phát hành cổ phiếu mới lớn hơn so với mệnh giá sẽ được hạch toán trong tài khoản ở phần thặng dư vốn. Những khoản tiền này không được hạch toán vào hoạt động thu nhập tài chính của công ty.
Không bị tính thuế
Khoản thặng dư vốn cổ phần sẽ không bị tính thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp.
Chênh lệch giảm
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, chắc chắn sẽ có những tình huống bắt buộc công ty phải bán cổ phiếu mới phát hành với mức giá nhỏ hơn mệnh giá niêm yết trên cổ phiếu. Lúc này khoản tiền chênh lệch sẽ giảm trong tổng nguồn vốn góp.
Khoản chênh lệch này sẽ không cần phải hạch toán trong mục chi phí. Thay vào đó, khoản thặng dư vốn cổ phần của công ty sẽ được sử dụng để bù đắp.
Trong trường hợp, khoản thặng dư vốn cổ phần không đủ để bù đắp, kế toán viên công ty sẽ sử dụng đến lợi nhuận sau thuế và tiền thu được từ các loại quỹ đóng góp khác của công ty.
Điều chỉnh tăng vốn cổ phần
Công ty có thể điều chỉnh tăng vốn cổ phần bằng các hoạt động như:
- Phát hành ra một lượng cổ phiếu trái phiếu, trái phiếu được chuyển đổi và các loại trái phiếu khác nhau theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty.
- Phát hành cổ phần mới để huy động tăng vốn cổ phần. Trường hợp này không bao gồm số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
- Chào bán cổ phần được quyền chào bán. Cổ phần được quyền chào bán của chào bán của công ty là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng Cổ đông quyết định chào bán để huy động vốn.
Cách tăng và giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
Cách tăng vốn điều lệ thặng dư
Công ty của bạn có thể tăng vốn điều lệ thặng dư bằng cách: Chào bán cổ phiếu ở mức bằng hoặc cao hơn mệnh giá niêm yết của cổ phần đã đăng ký trước đó.
Sau khi kết thúc chào bán, các cổ đông đồng ý mua cổ phần thì công ty mới được phép tiến hành tăng vốn điều lệ thặng dư. Cụ thể hơn, nếu công ty bán cổ phần với mệnh giá 30.000 VNĐ cho một cổ phần, cao hơn mệnh giá cổ phần là 5.000 VNĐ thì số tiền thặng dư đó được coi là thặng dư vốn của công ty.
Việc tăng vốn điều lệ sẽ xảy ra 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.
- Trường hợp 2: Cổ phiếu quỹ của công ty chưa bán hết thì công ty được sử dụng khoản chênh lệch tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn chưa bán.
Lưu ý: Tùy thuộc vào công ty đang chào bán cổ phần với mức giá cao hơn mệnh giá cổ phần ban đầu với mục đích gì để từ đó mới xem xét thời hạn, điều kiện có thể làm tăng vốn đối với phần thặng dư vốn này hay không?
Cách giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các cách sau.
Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông
Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng người trong công ty với điều kiện
- Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm kể từ ngày đăng ký.
- Công ty phải cam kết sau khi giảm vốn điều lệ (hoàn trả vốn góp cho cổ đông) vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông:
- Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông tại cuộc họp cổ đông với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Trong trường hợp không thỏa thuận được về giá thì 2 bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá cổ phần chuyên nghiệp để định giá.
- Công ty giới thiệu ít nhất 3 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Công ty có quyền mua lại ít hơn 30% tổng số cổ phần đã bán ra thị trường, có thể là một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
- Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng gần nhất. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
- Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty quy định tại mục dưới.
- Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của từng người trong công ty. Trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua.
Lưu ý: Công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua (tức 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Như vậy, chậm nhất trước 120 ngày và sau 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về chủ đề “Thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tăng giảm vốn điều lệ ra sao?” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về thặng dư vốn cổ phần, cách tăng giảm vốn điều lệ để áp dụng trong công việc và học quả thật hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Thông tin được biên tập bởi lamchutaichinh.vn