Quản lý chi tiêu là một bài toán khó nhưng cũng vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bài toán này lại ít được dạy khi chúng ta còn ngồi trong ghế nhà trường. Đến khi lớn lên, bước ra xã hội, đôi khi chúng ta trật vật vì những khó khăn trong việc quản lý chi tiêu cá nhân. Chúng ta phân vân không biết nên quản lý chi tiêu trong 1 tháng, 1 năm, 5 năm… như thế nào.
Dưới đây, Làm Chủ Tài Chính sẽ hướng dẫn lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng chi tiết nhất dành cho bạn. Cùng đón xem nhé!
Xem thêm:
Tại sao cần lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải chi tiêu rất nhiều những vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, số lượng tiền chúng ta kiếm ra 1 tháng còn có hạn. Vậy nên, để chi tiêu số tiền một cách hợp lý và không bị âm sang tháng, thì cần phải lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng.
Bên cạnh đó, việc lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng giúp chúng ta kiểm soát được thu nhập và chi tiêu. Từ đó giúp chúng ta tiết kiệm tiền một cách khoa học và đầu tư vào những khoản mục có lãi trong tương lai.
Cách liệt kê khoản thu và chi theo định kỳ thời gian 1 tháng
Để có thể lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng dễ dàng, hữu ích và tiện lợi, bạn cần phải nắm chắc được thu nhập và chi tiêu hàng tháng của mình.
Khi xác định được thu nhập và chi tiêu hàng tháng bạn nên sử dụng một số cách sau để có thể liệt kê khoản thu và chi của bản thân:
- Sử dụng sổ tay cá nhân, liệt kê những khoản thu nhập và chi tiêu.
- Sử dụng bảng chi tiêu cá nhân tại excel, và liệt kê.
- Sử dụng app take note hoặc ghi chú tại smartphone.
Như vậy, với 3 cách trên, bạn đã có thể dễ dàng liệt kê được thu nhập và chi tiêu của bản thân. Tiền đề để có thể lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng.
Xác định các nội dung cần thiết trong bảng chi tiêu
Bên cạnh việc liệt kê khoản thu và chi theo định kỳ thời gian 1 tháng, bạn cần xác định các nội dung cần thiết trong bảng chi tiêu. Phần này, sẽ phù hợp với mục tiêu của từng cá nhân. Dưới đây, lamchutaichinh cung cấp tới bạn 3 nội dung cơ cần thiết mà ở bất cứ bảng chi tiêu nào cũng cần có.
Nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống
Đây là một nhu cầu quan trọng, không thể thiếu ở bất cứ cá nhân nào. Nhu cầu thiết yếu ở đây chính là ăn uống, thực phẩm, điện, nước, mạng… ở một số cá nhân khác còn là tiền nhà ở. Nhu cầu thiết yếu này thường sẽ chiếm tới 50%-60% thu nhập của bạn.
Nếu bạn sử dụng quá 50%-60% thu nhập cho khoản này, tức bạn đã sử dụng “âm’’ vào thu nhâp bạn đang có, ảnh hưởng tới khoản chi tiêu cho những nhu cầu khác.
Nếu lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng liên tiếp, bạn sẽ kiểm soát được tình hình này.
Nhu cầu chi tiêu cá nhân
Đây là nhu cầu cần thiết không kém nhu cầu thiết yếu. Nhu cầu chi tiêu cá nhân là những chi tiêu về du lịch, mua sắm, đi chơi, học tập, giải trí.. Nhu cầu này thường chiếm 10%-20% tổng thu nhập của bạn.
Thường ở nhu cầu này rất quan trọng, nếu đầu tư đúng trong học tập, bạn sẽ phát triển về nền tảng, kiến thức, tăng mức thu nhập bền vững về lâu dài.
Ngược lại, với nhu cầu mua sắm, đi chơi, giải trí rất nhiều người đã chi tiêu quá đà, không thể kiểm soát.
Nếu đưa mục này vào khi lập bảng chi tiêu cá nhân bạn sẽ dễ dàng kiểm soát, cân đối được những khoản chi tiêu không cần thiết.
Nhu cầu phát triển mục tiêu tài chính cá nhân
Phát triển mục tiêu tài chính cá nhân chính là những khoản nhu cầu đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, mua vàng tích trữ,… hoặc những hoạt động học tập, mở rộng kiến thức mối quan hệ mà bạn nghĩ là cần thiết.
Có khoản đầu tư này, tài chính của bạn sẽ phát triển và ổn định trong tương lai. Tuy nhiên, bạn không nên đầu tư quá nhiều ở đây, hãy dành ra 10% tổng thu nhập để đầu tư, 10% còn lại để tiết kiệm.
Như vậy chúng ta cũng đang dần áp dụng quy tắc 50/30/20 để xác định các nội dung cần thiết khi lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng.
Áp dụng quy tắc tài chính trước khi lập bảng chi tiêu
Có rất nhiều các quy tắc tài chính được các nhà chuyên gia phân tích, nghiên cứu, tuy nhiên 2 quy tắc phổ biến nhất hiện nay chính là quy tắc tài chính 50/30/20 và quy tắc tài chính 6 chiếc hũ.
Hãy cùng mình tìm hiểu 2 quy tắc này như sau:
Áp dụng quy tắc 50/30/20
Đây có lẽ là quy tắc phổ biến, phù hợp rất nhiều cá nhân. Theo quy tắc này, nguồn thu nhập của bạn sẽ được chi làm 3 phần với 3 mục đích sử dụng khách nhau.
- 50% tổng thu nhập được chi cho nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, điện, nước, internet,… đối với một số cá nhân khác là tiền nhà ở.
- 30% tổng thu nhập được chi cho nhu cầu chi tiêu cá nhân như du lịch, mua sắm, học tập, giải trí…
- 20% còn lại được chi cho nhu cầu phát triển mục tiêu tài chính cá nhân như đầu tư bất động sản, chứng khoản, mua bảo hiểm, đầu tư vàng, đầu tư kiến thức, mở rộng mối quan hệ cần thiết…
Áp dụng quy tắc “6 chiếc hũ’’
Khác với quy tắc trên, ở đây bạn cần chia thu nhập thành 6 phần với 6 chiếc hũ có những mục đích sử dụng khác nhau:
- Chiếc hũ số 1: bạn cần chi từ 50%-55% tổng thu nhập chi tiêu vào những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, đi lại, tiền điện, nước, interner, và đôi khi là tiền nhà.
- Chiếc hũ số 2: bạn cần chi từ 10% tổng thu nhập chi tiêu với các mục đích cá nhân như đi du lịch, giải trí, đi chơi.
- Chiếc hũ số 3: 10% từ tổng thu nhập với mục đích đầu tư và mở rộng kiến thức, phát triển bền vững cho tương lai.
- Chiếc hũ số 4: 10% tổng thu nhập để đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, mua vàng, bảo hiểm cá nhân…
- Chiếc hũ số 5: 10% tổng thu nhập để tiết kiệm tài chính với mục đích tích thành số tiền lớn mua nhà, mua xe hoặc an dưỡng nếu bạn muốn.
- Chiếc hũ số 6: 5%-10% dùng để tham gia từ thiền, cho đi là nhận lại, lá lành đùm lá rách sẽ khiến cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa hơn.
Trên đây, mình đã cập nhập 2 quy tắc vàng trong tài chính giúp bạn có thể chi tiêu hợp lý, tiết kiệm hơn.
Bảng kế hoạch chi tiêu excel cần những thông tin gì?
Excel là một công cụ vô cùng tiện ích và đắc lực trong quá trình lập bảng chi tiêu cá nhân dành cho bạn. Với tính tiện lợi có thể sử dụng ở cả điện thoại, laptop hoặc ipad, tạo ô dễ dàng, bạn sẽ yêu thích Excel ngay từ lần đầu tiên sử dụng.
Trong bảng kế hoạch chi tiêu excel cần những thông tin cần thiết như sau:
- Các khoản thu nhập trong 1 tháng bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm hàng tháng, tiền hô trợ từ bố mẹ, tiền bảo hiểm, quà tặng, tiền từ tài khoản tiết kiệm, tiền sinh lời, tiền đi vay….Tất cả những nguồn thu giúp bạn tăng thêm thu nhập trong 1 tháng đề nên được liệt kê một cách chi tiết. Từ đây bạn sẽ so sánh được sự chênh lệch trong ngân sách và thực tế
- Các khoản chi tiêu trong một tháng bao gồm các nhu cầu thiết yếu như nhà ở, ăn uống, sinh hoạt, đi lại…các nhu cầu chi tiêu mục đích cá nhân như du lịch, giải trí, đầu tư, chi phí sức khoẻ, giáo dục…bất cứ khoản chi nào.
- Bảng tổng kết về thu nhập và chi tiêu trong 1 tháng để thấy số dư hoặc âm trong một tháng.
Hướng dẫn lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng bằng Excel
Như mình đã nói ở trên, Excel là công cụ vô cùng tiện ích và dễ sử dụng. Để lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng tại excel không hề khó khăn.
Chỉ cần bạn có thể nắm chắc được các bước sau đây, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản và quen thuộc.
Bước 1: Tại điện thoại, laptop hoặc Ipad mở ứng dụng Excel.
Bước 2: Sử dụng Excel, tạo 2 cột tương ứng với 2 nội dung: thu nhập và chi tiêu.
Đây là bước cần sự cẩn thận, bạn phải điền thât đầy đủ, chi tiết các khoản thu nhập và chi tiêu trong 1 tháng, để lên kế hoạch giám sát và thực hiện.
Bước 3: Khi đã điền đầy đủ các thông tin về hai khoản thu chi, bạn cần sử dụng phép tính toán tiện ích tại Excel, ví dụ sử dụng lệnh tính tổng:
- Lựa chọn ô Autosum
- Nhấp và lựa chọn các ô cần tính, kéo sát chúng lại với nhau
- Nhấp chọn Enter để hoàn thành kết quả.
Ở đây, khi hoàn thành lệnh tính tổng, bạn sẽ nhận được kết quả tính tổng từ 2 cột thu và chi, tiện lợi trong việc kiểm soát.
Bước 4: Sau khi có được kết quả tính tổng, bạn cần sử dụng thu nhập – chi tiêu, nếu kết quả có số dương, tức là số tiền dư bạn có tháng này, bạn có thể tiết kiệm hoặc tăng % chi cho 1 trong 6 hũ. Nếu kết quả có số âm, tức là số tiền bạn đang âm trong tháng này, bạn cần điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu của mình.
Bước 5: Sử dụng copy – paste để tính kết quả cho các tháng sau đó.
Một số mẫu bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng bằng Excel
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Kết luận
Trên đây, lamchutaichinh đã cập nhập những thông tin mới nhất về hướng dẫn lập bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn quản lý tài chính hợp và khoa học nhất. Nếu bạn có thể làm chủ khía cạnh tài chính của bản thân, lamchutaichinh tin rằng bạn sẽ có một cuộc sống ý nghĩa hơn và thoải mái hơn rất nhiều.
Bài viết được biên tập bởi: Lamchutaichinh.vn