HomeĐầu TưForexMargin Level là gì? Cách tính và tác động của mức ký...

Margin Level là gì? Cách tính và tác động của mức ký quỹ trong Forex

Margin Level hay mức ký quỹ là một khái niệm quen thuộc khi tham gia đầu tư trên sàn Forex. Tuy nhiên, nhiều trader thường không quan tâm đến Margin Level là gì mà giao dịch ngay, dẫn đến tài khoản dễ bị báo động hoặc cháy. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về Margin Level, cũng như các thuật ngữ liên quan và cách tính mức ký quỹ trong Forex là gì. Cùng Investo tìm hiểu ngay nhé!

Xem thêm:

Margin Level – Mức ký quỹ trong forex là gì?

Margin Level (còn được gọi là giao dịch ký quỹ) là tỷ lệ phần trăm giữa số vốn của chủ sở hữu so với mức ký quỹ đã được sử dụng trong giao dịch. Khi sử dụng ký quỹ, trader được phép mở vị thế dựa trên đòn bẩy và chỉ cần trả một phần trong toàn bộ giá trị của lệnh. 

Ví dụ: Một nhà môi giới Forex cung cấp tỷ lệ ký quỹ là 2% tương đương với đòn bẩy 1:50. Nếu muốn mở một vị thế giao dịch có giá trị là 100.000 USD thì trader chỉ cần ký quỹ 2.000 USD. 98% còn lại (tức là 98.000 USD) sẽ được nhà môi giới cho vay.

Margin Level là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng vốn của chủ sở hữu so với mức ký quỹ đã sử dụng trong giao dịch
Margin Level là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng vốn của chủ sở hữu so với mức ký quỹ đã sử dụng trong giao dịch

Mức đòn bẩy trong Margin Level phụ thuộc vào yêu cầu ký quỹ của nhà môi giới ngoại hối hoặc quy định của các cơ quan quản lý tài chính có uy tín hàng đầu thế giới (FSA, CySEC, ESMA,…). Hầu hết sẽ rơi vào khoảng 0,25%, 0,5%, 1,0% và 2,0%. Mức ký quỹ càng cao thì số tiền ký quỹ càng tăng và ngược lại. Nếu mức ký quỹ về 0 hoặc âm thì trader không thể thực hiện giao dịch mua cổ phiếu. 

Như vậy, dựa vào giá trị Margin Level là gì, trader có thể tính toán được số tiền có thể vay từ công ty ngoại hối. Đồng thời xác định số vốn còn lại cho các giao dịch mua cổ phiếu tiếp theo.

Cách tính Margin Level trong Forex? 

Margin Level là thương số giữa vốn chủ sở hữu và mức ký quỹ đã sử dụng theo tỷ lệ phần trăm, công thức tính được thể hiện như sau:

Margin Level = (Equity / Used Margin) x 100

Trong đó: 

  • Equity (vốn chủ sở hữu) là số tiền hiện có trong tài khoản, bao gồm lãi và tổn thất đã trừ các khoản lỗ.
  • Used Margin (ký quỹ đã sử dụng) là số tiền bị đóng băng và không thể dùng cho các giao dịch tiếp theo.

Mức ký quỹ trong Forex giúp trader xác định được khả năng có thể mở các lệnh giao dịch mới.

  • Nếu Margin Level càng cao thì số tiền để trader sẵn sàng bỏ vào những giao dịch mới càng nhiều.
  • Nếu Margin Level càng thấp thì số tiền để trader sẵn sàng bỏ vào những giao dịch mới càng ít.
Margin Level là thương số giữa vốn chủ sở hữu so với mức ký quỹ đã sử dụng theo tỷ lệ phần trăm
Margin Level là thương số giữa vốn chủ sở hữu so với mức ký quỹ đã sử dụng theo tỷ lệ phần trăm

Để hiểu rõ hơn về công thức tính Margin Level là gì, trader có thể tham khảo ví dụ sau:

Trader sở hữu tài khoản giao dịch trên sàn Forex với các thông số như sau:

  • Balance = 10.000 USD
  • Equity = 10.000 USD
  • Free Margin = 10.000 USD
  • Khối lượng thực hiện giao dịch 1 lot = 100.000 đơn vị.

Trader thực hiện một lệnh mua 1 lot trên cặp tiền tệ EUR/USD với giá khớp lệnh là 1,0976 và tỷ lệ đòn bẩy là 1:100 (tương đương với 1%). Chi phí commission cho tài khoản được miễn phí. Vậy cách tính Margin Level trong Forex được tiến hành ra sao?

Bước 1: Tính mức ký quỹ bắt buộc (Required Margin)

Required Margin (in EUR) = Ký quỹ bắt buộc x Giá trị danh nghĩa = 1% x 100.000 EUR = 1.000 EUR. 

Quy đổi đồng EUR sang USD theo tỷ giá khớp lệnh là 1,0976 thì 1.000 EUR sẽ bằng:

Required Margin (in USD) = 1.000 x 1,0976 = 1.097,6 USD.

Bước 2: Tính số ký quỹ đã sử dụng (Used Margin)

Trader chỉ mở một lệnh với tỷ lệ đòn bẩy là 1:100 nên:

Used Margin = Required Margin = 1.097,6 USD.

Tính tổng số tiền ký quỹ đã sử dụng của tất cả các vị thế đang mở
Tính tổng số tiền ký quỹ đã sử dụng của tất cả các vị thế đang mở

Bước 3: Tính vốn chủ sở hữu và mức ký quỹ Margin Level là gì

Trường hợp 1: Floating Profit/Loss dương 

Giả sử đồng USD giảm khiến tỷ giá EUR/USD tăng lên 1,0986 (tăng 100 pips). Hiện tại, lệnh giao dịch của trader đang thu được lợi nhuận, Floating Profit/Loss được tính như sau: 

Floating P/L = Kích cỡ lệnh x (Giá hiện tại – Giá vào lệnh) = 100.000 x (1,0986 – 1,0976) = 100 pips

Giá trị Pip/Lot tiêu chuẩn của cặp tiền EUR/USD là 10USD nên:

Floating P/L = 100 pips x 10 USD = 1.000 USD

Vốn chủ sở hữu của tài khoản sẽ thay đổi như sau:

Equity = Balance + Floating Profit/Loss = 10.000 + 1.000 = 11.000 USD

Như vậy ta có thể tính được giá trị của Margin Level là gì:

Margin Level = (11.000 / 1.097,6) x 100 = 1002,186%

Margin Level đang có giá trị lớn hơn 100% rất nhiều, cho thấy tài khoản giao dịch của trader đang an toàn và có thể thực hiện mở các vị thế mới.

Trường hợp 2: Floating Profit/Loss bằng 0 

Giả sử đồng USD không biến động, giống với thời điểm khớp lệnh của trader. Ta tính được giá trị của Floating P/L, Equity và Margin Level như sau:

Floating P/L = 100.000 x (1,0976 – 1,0976) x 10 = 0 pips

Equity = 10.000 + 0 = 10.000 USD

Margin Level = (10.000 / 1.097,6) x 100 = 911,079%

Margin Level vẫn đang rất cao, tài khoản giao dịch an toàn và có thể mở vị thế mới.

Trường hợp 3: Floating Profit/Loss âm

Sau một thời gian, đồng USD tăng mạnh làm tỷ giá EUR/USD giảm xuống là 1,0906, trader đang gặp thua lỗ. 

Floating P/L = 100.000 x (1,0906 – 1,0976) x 10 = -7.000 pips

Equity = 10.000 + (-7.000) = 3.000 USD

Margin Level = (3.000 / 1.097,6) x 100 = 273,324%

Margin Level giảm giá trị, nhưng vẫn lớn hơn 100%. Tuy nhiên, nếu tiếp tục thua lỗ khiến mức ký quỹ giảm xuống còn 100% hoặc thấp hơn, tài khoản sẽ bị Call Margin.

Dựa vào giá trị của Margin Level là gì mà quyết định đóng/mở vị thế để đảm bảo an toàn cho tài khoản
Dựa vào giá trị của Margin Level là gì mà quyết định đóng/mở vị thế để đảm bảo an toàn cho tài khoản

Qua 3 trường hợp trên, trader đã tính được Margin Level trong Forex hợp lý và có thể nhận ra những điểm sau:

  • Nếu Floating P/L < 0 thì Margin Level sẽ giảm, trader sẽ gặp khó khăn trong việc khớp thêm lệnh với khối lượng lớn.
  • Nếu Floating P/L > 0 thì Margin Level sẽ tăng, trader sẽ nhận được hỗ trợ và dễ dàng khớp lệnh với khối lượng lớn.

Những thuật ngữ liên quan đến Margin Level là gì?

Balance

Balance hay số dư tài khoản là số tiền còn lại trong tài khoản Forex sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí liên quan. Số dư này sẽ không tính đến phần lợi nhuận hoặc thua lỗ của các lệnh đang thực hiện. Trader có thể dựa vào số dư Balance để quyết định giao dịch tiếp, rút tiền hay gửi thêm tiền vào tài khoản.

Khi trader nạp tiền vào tài khoản giao dịch lần đầu tiên thì Balance sẽ bằng chính số tiền nạp này. Số dư tài khoản có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào kết quả thắng hay thua của các giao dịch.

Balance là số tiền còn lại trong tài khoản Forex sau khi đã trừ đi các khoản chi phí giao dịch
Balance là số tiền còn lại trong tài khoản Forex sau khi đã trừ đi các khoản chi phí giao dịch

Floating Profit/Loss

Floating Profit/Loss được viết tắt là Floating P/L (lợi nhuận/thua lỗ thả nổi), đây là tổng lợi nhuận hoặc thua lỗ trên tất cả các giao dịch đang mở. Mức lợi nhuận/thua lỗ chỉ được cập nhật khi các giao dịch đã đóng lại. Bằng cách theo dõi Floating P/L trong Margin Level là gì, trader có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả và kiểm soát mức thua lỗ trong khả năng chịu đựng của mình. 

Equity

Equity trong Margin Level là gì? Equity hay số dư tức thời của tài khoản chính là tổng số tiền trong tài khoản giao dịch bao gồm số dư và Floating Profit/Loss của các giao dịch mở. 

Equity = Balance + Floating P/L

Như vậy, Equity là sẽ phụ thuộc vào số dư tài khoản và mức lợi nhuận hay thua lỗ của các vị thế đang mở của trader. Nếu thị trường Forex không có biến động về giá hoặc không có lệnh nào đang chạy (Floating P/L = 0) thì Equity = Balance.

Giá trị của Equity phụ thuộc vào Balance và Floating Profit/Loss của các vị thế đang mở trong Margin Level là gì
Giá trị của Equity phụ thuộc vào Balance và Floating Profit/Loss của các vị thế đang mở trong Margin Level là gì

Used Margin

Used Margin hay ký quỹ đã sử dụng trong Margin Level là gì? Đây thuật ngữ nói về tổng số tiền ký quỹ của tất cả các lệnh đang mở trên thị trường Forex. Used Margin cho biết số tiền ký quỹ trong tài khoản mà trader đã sử dụng để mở vị thế giao dịch. Nếu Used Margin tăng, cho thấy khả năng mở vị thế mới giảm xuống và trader phải nạp thêm tiền vào tài khoản để duy trì vị thế của mình.

Free Margin

Free Margin hay số tiền ký quỹ còn dư/ký quỹ tự do trong tài khoản là số tiền mà trader có thể sử dụng để mở các vị thế mới hoặc để bù đắp cho các thua lỗ. Giá trị của Free Margin được tính như sau:

Free Margin = Equity – Used Margin

Nếu Free Margin giảm xuống quá thấp, trader có thể nhận yêu cầu bổ sung thêm ký quỹ vào tài khoản hoặc đóng một số lệnh để tăng Free Margin. Đến khi Free Margin bằng không, có nghĩa là trader không còn ký quỹ để thực hiện mở thêm các vị thế giao dịch mới. 

Free Margin được tính hiệu số giữa Equity và Used Margin
Free Margin được tính hiệu số giữa Equity và Used Margin

Full Margin

Full Margin hay số tiền ký quỹ tối đa, là thuật ngữ nói về trạng thái mà trader đã sử dụng ký quỹ quá mức và không thể mở thêm vị thế mới. Lúc này, trader phải quan sát dòng tiền vay ký quỹ và cập nhật tin tức trên thị trường Forex thường xuyên. 

Nếu thị trường có xu hướng tăng thì trader sẽ thu được lợi nhuận và giá trị tài sản ròng tăng lên. Tuy nhiên, nếu thị trường có xu hướng giảm mà trader không kịp cắt lỗ. Thậm chí không biết mức ký quỹ bao nhiêu là cháy tài khoản thì có thể dẫn đến tình trạng Call Margin.

Call Margin

Call Margin là lệnh gọi ký quỹ mà nhà môi giới sử dụng để yêu cầu nhà đầu tư bổ sung thêm ký quỹ vào tài khoản, đảm bảo an toàn cho tỷ lệ vay Margin. Call Margin sẽ xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ của trader giảm xuống dưới 100%. Nếu trader không đáp ứng lệnh gọi ký quỹ, nhà môi giới có thể tự động đóng một số lệnh và có thể đóng tất cả các vị thế để thanh lý tài khoản của trader.

Stop Out

Stop Out là tín hiệu thường được sử dụng trong đầu tư Forex, chỉ việc tự động đóng các lệnh của trader khi mức Margin Level giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định. Stop Out thường được đặt ở mức ký quỹ giao dịch bán chứng khoán là 30%. Nếu Margin Level giảm xuống dưới 30% thì Stop Out sẽ được kích hoạt. Nhà môi giới sẽ tự động đóng các lệnh, bắt đầu từ các lệnh có lãi suất thấp nhất. 

Stop Out tự động kích hoạt khi tài khoản không còn đủ số dư để duy trì vị thế giao dịch trong Margin Level là gì
Stop Out tự động kích hoạt khi tài khoản không còn đủ số dư để duy trì vị thế giao dịch trong Margin Level là gì

Margin Level tác động như thế nào trong giao dịch?

  • Giá trị của Margin Level là gì sẽ ảnh hưởng đến việc có thể mở thêm vị thế mới hay không. Thông thường, Margin Level cần được duy trì trên 100%. Song, mức ký quỹ bao nhiêu là an toàn còn phụ thuộc vào quy định của từng sàn Forex.
  • Đánh giá được khả năng chịu rủi ro của tài khoản dựa vào giá trị của Margin Level trong danh mục ký quỹ VPS. Nếu để Margin Level tiếp tục giảm xuống dưới 100% thì Margin Call sẽ được kích hoạt.
  • Nhà môi giới có thể tự động đóng một số hoặc tất cả các vị thế để thanh lý tài khoản của trader nếu không thực hiện theo yêu cầu của Call Margin. Đến lúc xảy ra tình trạng Stop Out thì tài khoản của trader có thể bị cháy. Các vị thế giao dịch tự động đóng và trader sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư của mình. 
Trader cần nắm rõ những tác động đến giao dịch do Margin Level là gì, để từ đó đưa ra chiến lược đóng/mở vị thế phù hợp
Trader cần nắm rõ những tác động đến giao dịch do Margin Level là gì, để từ đó đưa ra chiến lược đóng/mở vị thế phù hợp

Hy vọng những chia sẻ về Margin Level là gì trên đây đã giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát nhất về tham số này. Đồng thời nắm được cách tính, cũng như những thông tin liên quan đến mức ký quỹ là gì trong Forex. 

Investo – Trang tin tức, kiến thức đầu tư chứng khoán uy tín hàng đầu Việt Nam 

Investo cung cấp thông tin cập nhật về thị trường chứng khoán, kinh nghiệm đầu tư, phân tích cổ phiếu, và các bài viết chuyên sâu về các nguyên tắc đầu tư hiệu quả. 

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Investo cam kết mang đến cho độc giả những thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất để họ có thể đưa ra quyết định đầu tư thông minh. 

Chúng tôi hi vọng rằng Investo sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích và đáng tin cậy cho nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. 

Thông tin liên hệ: 

Thông tin được biên tập bởi: Làm Chủ Tài Chính

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thành
Nguyễn Thành
Mình là Nguyễn Thành, Founder & CEO Làm Chủ Tài Chính. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và fintech. Hi vọng những kiến thức được mình chia sẻ trên Làm Chủ Tài Chính sẽ giúp việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách thông minh, đơn giản và hiệu quả nhất.
RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments