Xã hội không ngừng phát triển, chi tiêu trong gia đình có xu hướng tăng nhanh và liên tục dao động theo từng thời gian. Vậy để chi tiêu trong gia đình hiệu quả, chúng ta cần cân nhắc ngân sách chi tiêu như thế nào là hợp lý, phù hợp với thu nhập của gia đình và kế hoạch chi tiêu nào chúng ta có thể áp dụng để vừa tiết kiệm được một khoản vừa không lo bị chi tiêu quá đà? Lamchutaichinh.vn sẽ trả lời hết cho bạn ngay bài viết dưới đây.
Các khoản chi tiêu trong gia đình là gì?
Các khoản chi tiêu trong gia đình là tất cả các chi phí nhằm phục vụ cho nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình thông qua nguồn thu nhập của họ.
Cụ thể, mỗi gia đình thông thường đều chi tiêu cho nhu cầu vật chất như thức ăn, nước uống, các đồ dùng cá nhân, tiền điện, nước… Còn các khoản chi tiêu đáp ứng nhu cầu tinh thần là giải trí (đi chơi với bạn bè, xem phim rạp…), du lịch, nghỉ ngơi…
Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu trong gia đình
Lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu trong gia đình thật sự rất quan trọng vì việc phân bổ chi tiêu và ngân sách không hợp lý có thể khiến gia đình bạn dễ rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính, thậm chí là chi tiêu vượt kiểm soát.
Những chi phí định kỳ thường dễ thay đổi một cách đột ngột hay những khoản phát sinh ngập đến bất ngờ mà bạn không thể lường trước. Như chi phí học tập của con cái bạn tăng hoặc con bạn có dự định học thêm thì bạn cần phải có khoản tiết kiệm cho vấn đề này. Do đó, không có kế hoạch chi tiêu sẽ khiến gia đình bạn gặp rắc rối về tài chính.
Ngoài những khoản chi tiêu cần thiết, gia đình bạn rất có khả năng đụng phải những trường hợp rủi ro phát sinh như thất nghiệp, ốm đau hay bệnh dịch… Và để không bị động trước những tình huống phát sinh này, bạn phải biết lập kế hoạch chi tiêu trong gia đình rõ ràng để gia đình bạn có thể kiểm soát được tài chính cũng như tích cóp được một khoản để làm nguồn dự phòng.
Áp lực tài chính thực sự rất kinh khủng, nó có thể khiến gia đình bạn xảy ra những mâu thuẫn không đáng có hoặc nhiều khi phải đi vay tiêu dùng để chi trả. Vì vậy, hãy xem ngay danh sách các khoản chi tiêu trong gia đình dưới đây để lên kế hoạch hiệu quả.
Xem thêm: Imoney.com là gì?
Danh sách các khoản chi tiêu trong gia đình
Có rất nhiều các khoản chi tiêu trong gia đình. Dưới đây là những khoản chi tiêu cơ bản nhất gần như được thực hiện ở rất nhiều gia đình hiện nay.
Chi cho ăn uống, may mặc, nhà ở
Đây là khoản chi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các khoản chi tiêu trong gia đình và là những khoản chi thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày đối với mọi gia đình.
Về ăn uống, gia đình nào cũng đều chuẩn bị ngày 3 bữa ăn, nhiều gia đình có con cái đi học, ở lại trường học hay thành viên trong gia đình bận đi làm không thể ăn tại nhà đều phải chi thêm tiền cho các bữa ăn ngoài.
Về may mặc, mua quần áo và giày dép không phải là khoản chi tiêu hàng tháng nên nếu gia đình bạn đầu tư đồ dùng lâu bền thì không chỉ đời sống của gia đình bạn đang được nâng cao về chất lượng mà còn sử dụng bền theo thời gian, tiết kiệm được chi phí may mặc.
Về nhà ở, nhu cầu nhà ở tại các thành thị đang ngày một tăng, các thành phố lớn và các khu công nghiệp rất đông dân cư nên nhu cầu về điện nước và vệ sinh có nhu cầu rất cao. Điều này dẫn đến việc chi phí có thể dao động hàng tháng. Ngoài ra, hiện nay, có nhiều gia đình vẫn chưa có nhà ở ổn định nên phải trả thêm khoản tiền thuê nhà nên hãy chi tiêu hợp lý để không tiêu dùng quá mức.
Nhu cầu cho đi lại
Chi phí xăng dầu hiện nay đang liên tiếp tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khiến đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Không những vậy, mọi gia đình mỗi tháng đều phải lo thêm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa xe khiến họ phải thắt chặt chi tiêu trong gia đình hơn.
Ngoài ra còn các khoản thu khác bao gồm chi phí đi lại đến nơi làm việc như xe buýt, taxi, dịch vụ thuê xe từ các công ty công nghệ… hay chi phí thuê hoặc xe ô tô, xe máy trả góp… Nhiều gia đình không thể đưa đón con đi học còn phải đóng thêm phí đưa rước con.
Chi phí cho chăm sóc sức khỏe
Đây là các khoản phí bao gồm kiểm tra sức khỏe định kỳ, thuốc men, tiền chữa bệnh, bảo hiểm y tế hay các khoản phí chăm sóc khác của ông bà, cha mẹ và con cái.
Chi phí cho chăm sóc sức khỏe thật sự rất cao nên nhà càng đông thành viên thì càng gặp khó khăn về tài chính, nhất là các hộ nghèo và gia đình có thành viên phải điều trị lâu dài do bệnh mạn tính.
Chi phí cho nhu cầu văn hóa tinh thần
Nếu cứ mãi ở lì mãi trong nhà, chỉ đi làm rồi về nhà nghỉ ngơi thì thật sự rất lãng phí thời gian. Do đó, ai cũng có nhu cầu văn hóa tinh thần để được nghỉ ngơi, giải trí sau một ngày dài làm việc vất vả và mệt mỏi.
Tùy vào nhu cầu và thu nhập mà mỗi gia đình đều có những cách giải trí khác nhau. Họ có thể giải trí đơn giản tại nhà như đăng ký dịch vụ Internet để lướt web, đăng ký dịch vụ truyền hình để cùng xem… Hoặc cùng nhau ra ngoài xem phim, ăn uống, mua sắm và dư dả hơn thì đi du lịch vài ngày ở các địa điểm nổi tiếng, mua vé về thăm ông bà…
Tuy nhiên, hãy lập ngân sách để duy trì các nhu cầu thiết yếu trong gia đình trước, còn dư một khoản lớn thì hãy thực hiện nhu cầu này.
Chi phí cho học tập
Ai cũng mong con cái mình có được môi trường giáo dục tốt để phát triển nên nhiều gia đình luôn đầu tư và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con mình. Bên cạnh các khoản tiền học cố định phải đóng hàng năm, ba mẹ còn phải chi thêm tiền đồng phục, sách vở, máy tính cá nhân, văn phòng phẩm để con thoải mái học hành.
Đồng thời, còn phải chi tiền học nâng cao hoặc tiền học các môn năng khiếu, thể thao như học đàn, học võ, chơi bóng rổ… để con cái có thể theo kịp việc học cũng như phát triển được kỹ năng của bản thân.
Nhu cầu cho giao tiếp xã hội
Đây là khoản chi tiêu không thường xuyên như tiền dự đám cưới, tiền dự lễ, tiền quà cáp cho sinh nhật hay các dịp lễ như lễ Tết… Không những vậy, nhiều gia đình còn phải duy trì khoản phí được lên kế hoạch từ trước như tiền biếu ba mẹ, tiền làm từ thiện…
Bên cạnh đó, còn có các khoản chi dự trù cho tương lai như là tiền bảo hiểm nhân thọ, tiền tiết kiệm ngân hàng để sinh lời…
Xem thêm: Hướng dẫn cách cày game kiếm tiền thật 100%
Một số bí quyết chi tiêu trong gia đình NÊN BIẾT
Với nhiều khoản chi tiêu trong gia đình như vậy, để kiểm soát và quản lý ngân sách chi tiêu chặt chẽ, bạn có thể thực hiện theo một số bí quyết sau đây. Đảm bảo sau khi làm theo, bạn sẽ thấy lập kế hoạch kiểm soát chi tiêu hiệu quả đến mức nào.
Phương pháp chi tiêu JARS
Đây là một phương pháp 6 cái lọ để quản lý chi tiêu, tài chính hiệu quả và bạn phải chia toàn bộ nguồn thu nhập của gia đình bạn vào ngay 6 quỹ tách biệt này. Trong đó:
Nhu cầu thiết yếu chiếm 55%
Quỹ này giúp đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày như ăn uống, quần áo, nhà ở, xăng xe đi lại, tiền điện nước và các chi phí khác.
Tiết kiệm dài hạn chiếm 10%
Đây là khoản tiền gia đình bạn cần phải tích cóp trong thời gian dài và bạn có thể gửi tiết kiệm trong ngân hàng để sinh lời. Và mai này trong tương lai, nếu bạn mua mua nhà, mua xe thì bạn sẽ có tiền để tiêu dùng mà không ảnh hưởng gì đến những khoản chi tiêu khác trong gia đình.
Giáo dục đào tục chiếm 10%
Quỹ này dùng để phát triển cho bản thân của từng thành viên trong gia đình bạn. Không chỉ chăm lo việc học cho con cái mà ngay cả bản thân bạn khi đi làm cũng cần liên tục nâng cao trình độ chuyên môn.
Tự do tài chính chiếm 10%
Đây là khoản tiền bạn có thể dùng vào điều bạn đang muốn làm. Như dự định của gia đình bạn là muốn mua một lô đất để xây nhà cho thuê thì khoản tiền dự phòng này sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Và đến khi bạn về hưu sớm thì gia đình bạn vẫn có thể sống thoải mái nhờ vào khoản tiền cho thuê này.
Hưởng thụ chiếm 10%
Đây là quỹ gia đình bạn dùng để chăm sóc bản thân cũng như hưởng thụ các hoạt động vui chơi, giải trí.
Khoản cho đi chiếm 5%
Nếu có điều kiện, gia đình bạn có thể trích 5% thu nhập để đi quyên góp từ thiện, tham gia các hoạt động cộng đồng… để san sẻ niềm vui.
Phương pháp chi tiêu 50/20/30
Nguyên tắc 50/30/20 là phương pháp chi tiêu đơn giản nhất cho những gia đình mới bắt đầu tập lên kế hoạch và phương pháp này chia thu nhập làm 3 nhóm chính sau đây.
50% nhu cầu
Các khoản chi tiêu thiết yếu cho gia đình bao gồm: nhà ở, di chuyển, ăn uống, điện nước, chi phí giáo dục đào tạo cho con cái…
30% mong muốn
Đây là những khoản chi liên quan đến bạn bè, giải trí, mua sắm hoặc những sở thích cá nhân… và thường biến động giữa các tháng tùy vào sở thích, lối sống của mỗi người.
20% tiết kiệm
Phần trăm còn lại là khoản tiền bạn cần tiết kiệm lại để làm tiền dự phòng. Như vậy, khi gặp phải những tình huống phát sinh, gia đình bạn có thể chủ động giải quyết mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ tài chính từ người khác.
Lập bảng ngân sách chi tiêu
Lập bảng ngân sách chi tiêu là phương thức ghi chép và tổng hợp lại mọi chi tiêu tháng trước của gia đình bạn, rồi đối chiếu lại các khoản gia đình đã dùng để lập kế hoạch cụ thể cho tháng sau. Đồng thời, trong bảng ngân sách chi tiêu, bạn phải đề ra được con số cụ thể cho từng mục hạn mức chi tiêu để kiểm soát tốt việc chi tiêu trong gia đình hơn.
Đặt mục tiêu tiết kiệm
Việc đặt mục tiêu tiết kiệm sẽ giúp gia đình bạn có động lực hơn trong việc tiết kiệm. Trong quá trình tiết kiệm, bạn cần cân nhắc và lên phương án cụ thể để thực hiện. Bạn có thể cắt giảm chi phí không cần thiết như mua sắm, du lịch… Hãy tận dụng mọi phương pháp để chi tiêu hợp lý vì khi bạn tiết kiệm một khoản tiền gửi ngân hàng, bạn có thể dùng số tiền sinh lời bù đắp lại cho gia đình bạn sau.
Lập danh sách trước khi mua sắm
Siêu thị, cửa hàng thường trưng bày sản phẩm rất đẹp và rất nhiều sản phẩm có chương trình khuyến mãi khiến chúng ta không thể rời mắt khỏi nó. Bởi vậy, hãy lập danh sách những thứ cần mua và không được mua những món hàng không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy cách này quá khó thì bạn có thể tính toán sẵn số tiền rồi mang theo từng ấy tiền, phòng hờ bạn ngẫu hứng muốn mua thêm cũng không thể mua được.
Tiết kiệm điện, nước
Hãy tắt những thiết bị điện không cần dùng, hoặc sử dụng nước tiết kiệm hơn. Cụ thể, bạn có thể hạn chế thời gian tắm lại xuống tầm 15-20 phút, hoặc đầu tư vòi nước cảm ứng để nước không liên tục chảy. Ngoài ra, gia đình bạn cũng có thể đầu tư pin năng lượng mặt trời để tiết kiệm tiền điện hơn.
Tìm kiếm thêm nguồn thu nhập
Ngoài các cách tiết kiệm, bạn cũng có thể kiếm thêm thu nhập bằng công việc phụ. Nhưng nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian cho công việc thứ hai thì hay cố gắng tiết kiệm để xây nhà cho thuê. Có vậy thì gia đình bạn mới có thêm thu nhập để ổn định cuộc sống.
Kết luận
Lamchutaichinh.vn mong rằng các bí quyết trên sẽ giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu, có cách chi tiêu trong gia đình một cách hiệu quả để có thể kiểm soát chi tiêu một cách tốt nhất và đạt được những mục tiêu tài chính bạn đã đề ra trong kế hoạch.
Bài viết được biên tập bởi: Lamchutaichinh.vn