Bán chéo hiện đang là một trong những kỹ thuật bán hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay vừa giúp mở rộng được thị trường vừa tăng được doanh thu cho công ty, doanh nghiệp.
Vậy bán chéo là gì, nó có điều gì mà được nhiều người áp dụng thế và nếu bạn cũng có những băn khoăn trên thì cùng lamchutaichinh.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bán chéo (Cross-Selling) là gì?
Bán chéo được dịch nghĩa sang tiếng Anh là “Cross – Selling” và nếu bạn đã từng học qua môn toán nhất là môn Giải tích thì từ “Cross” hẳn khá quen thuộc. “Cross” ở đây ám chỉ tích Descartes muốn biểu thị phần tử của tập hợp này có thể ánh xạ tới bất kỳ phần tử nào của tập hợp kia.
Vậy “Cross – Selling” cũng tương tự như thế là một kĩ thuật bán hàng khiến người mua không chỉ mua một món duy nhất, mà phải chi tiêu thêm để mua những sản phẩm có liên quan hoặc thuộc hệ sinh thái đó, tức là sản phẩm đã mua có thể ánh xạ đến nhiều sản phẩm khác thuộc một tệp nào đó.
Hiểu đơn giản hơn thì bán chéo giúp khách hàng mở hầu bao của mình ra nhưng vẫn cảm thấy đáng và hài lòng. Điều này không những giúp tăng mối quan hệ giữa doanh nghiệp mà độ tin cậy lẫn chất lượng sản phẩm cũng được tăng lên một cách đáng kể, vì thế mà nó được áp dụng khá nhiều và rất phổ biến trên thị trường hiện nay.
Phân biệt Bán chéo (Cross-Selling) và Upselling
Bán chéo (Cross – Selling) hay Upselling thì cả hai đều là kỹ thuật bán hàng có mục tiêu hướng đến việc tăng doanh thu cho công ty hoặc doanh nghiệp.
Tuy nhiên mọi người cũng thường hay có sự nhầm lẫn giữa chúng và còn cho rằng chúng có thể thay thế lẫn nhau nhưng về mặt bản chất thì hai thủ thuật trên vẫn có một số khác biệt.
Upselling là gì?
Upselling dịch sang tiếng Việt ám chỉ bán hàng gia tăng sản phẩm theo hình thức mà người mua hay khách hàng, bị người bán thuyết phục nên sử dụng những sản phẩm hay dịch vụ có mức cao hơn mà họ định tính ban đầu, tức là khách hàng sẽ chi tiêu thêm cho những phiên bản nâng cấp hoặc cao cấp hơn sản phẩm họ dự định mua.
Đây là một kĩ thuật khá hiệu quả vì nó đánh vào lòng ham muốn của khách hàng, vì cơ bản khi đã mua thì thường muốn mình có những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm hoặc dịch vụ đó, nên nếu đề cử thêm những phụ kiện kèm theo với mức giá không quá chênh lệch thì tâm lý khách hàng thường sẽ đồng ý để bản thân có được trải nghiệm như mong đợi.
Mối quan hệ giữa Bán chéo (Cross-Selling) và Upselling
Mối quan hệ giữa Bán chéo (Cross – Selling) và Upselling thì như định nghĩa đã nêu rõ ở trên, bán chéo là làm sao phải thuyết phục được khách hàng mua thêm những sản phẩm có liên quan, còn với bán hàng gia tăng thì chuyển hướng khách hàng từ những sản phẩm hay dịch vụ cơ bản đến phiên bản cao cấp hơn, nhiều tính năng hơn so với cái mà họ dự tính mua.
Hiểu đơn giản hơn thì Upselling chỉ là bán theo hàng dọc tức cung cấp các gói dịch vụ có giá trị cao và điều hướng người mua đến đó. Với Cross – Selling chỉ bán theo hàng ngang nghĩa là một tập các sản phẩm có liên quan xếp thành một hàng và nó được tích hợp với nhau để đẩy trải nghiệm khách hàng lên mức tốt nhất.
Nhằm giúp cho các độc giả của lamchutaichinh rõ hơn về mối quan hệ này thì sẽ có một ví dụ minh họa về sản phẩm điện thoại – một trong những món đồ hay công cụ không thể tách rời chúng ta hiện nay vì mang lại cho ta nhiều điều hữu ích và đóng vai trò khá quan trọng trong công việc lẫn học tập.
Đi theo hướng Upselling thì khi đã dạo bước và lựa được chiếc điện thoại hợp mắt và giá tiền thì lúc này người bán sẽ điều hướng bạn đến những phiên bản cao cấp hơn với mức giá chênh không quá nhiều, để bạn có được chiếc điện thoại cấu hình cao hơn nhằm đáp ứng đủ mục tiêu sử dụng hiện tại. Cơ bản thì họ chỉ muốn bạn chi tiêu nhiều hơn nhưng vẫn có cảm giác đáng giá tiền.
Còn với hướng Cross – Selling thì khi đã chọn mua được cho mình chiếc dế ưng ý nhằm mở rộng hơn cho việc trải nghiệm, thì người bán sẽ giới thiệu thêm về những sản phẩm thuộc thị trường đồ dùng công nghệ có liên quan đến điện thoại, như tai nghe, loa bluetooth, đồng hồ thông minh, pin dự phòng, … Điều này nói rõ được việc bán chéo là cung cấp thêm các sản phẩm sử dụng kèm với sản phẩm gốc để tăng giá trị đơn hàng.
Ví dụ về Bán chéo (Cross-Selling)
Bán chéo (Cross – Selling) thì tình huống áp dụng nó khá nhiều và phổ biến, nếu bạn hay là người đi mua sản phẩm thì hẳn đọc tới đây thì bạn có thể hình dụng mình bắt gặp trường hợp người bán áp dụng nhiều như thế nào. Nhưng để chi tiết hơn thì lamchutaichinh cung cấp thêm vài ví dụ để các bạn có thể thấm được nguyên lý của thủ thuật này.
Ví dụ như khi bạn bước vào một tiệm thức ăn nhanh chẳng hạn, nếu bạn gọi gà rán thì nhân viên thường tư vấn thêm vài món ăn kèm như khoai tây chiên hoặc hamburger hay đôi khi thì ly nước ngọt đi kèm để bạn có thể ăn một cách ngon miệng nhất. Hoặc nếu bạn có hay đi cafe thì thường họ bán kèm thêm điểm tâm sáng hoặc một chiếc bánh quy để bạn vừa thưởng thức được vị cafe vừa nhâm nhi trong lúc chuyện trò.
Nhờ chiến lược bán chéo này mà ngành hàng thức ăn nhanh hay quán cafe vừa bán thêm được sản phẩm, do khách hàng chi tiêu thêm về những món ăn kèm dịch vụ họ đã mua nhờ thế mà doanh thu tăng trưởng khá cao và được áp dụng khá phổ biến.
Đánh giá ưu điểm và hạn chế của hoạt động Bán chéo
Bán chéo góp một phần lợi ích khá cao cho công ty và doanh nghiệp, tuy nhiên bất kể phương pháp nào cũng có một ưu và nhược điểm riêng biệt, phụ thuộc vào trường hợp chúng ta áp dụng nó như thế nào.
Dưới đây là một số ưu điểm và hạn chế của hoạt động bán chéo:
Ưu điểm
- Bán chéo giúp doanh thu được gia tăng mà nỗ lực không quá nhiều.
- Nắm bắt được tâm lý của khách hàng từ đó độ hài lòng được cải thiện hơn.
- Không những có ích cho doanh nghiệp mà cả khách hàng cũng cảm nhận được lợi ích của họ.
- Giúp khách hàng biết thêm những sản phẩm có liên quan đến hệ sinh thái để có thể gia tăng trải nghiệm với sản phẩm gốc.
- Với các doanh nghiệp B2B thì giá trị trọn đời của khách hàng tức CLV tăng lên một cách khá đáng kể với sự hợp nhất trong kinh doanh của khách hàng
Hạn chế
- Đôi lúc khiến khách hàng cảm thấy khó chịu bởi sự mời chào những sản phẩm mà họ đã không có nhu cầu thêm rồi nên dễ gây sự phiền phức và dễ giảm đi độ hài lòng khi phục vụ.
- Trường hợp kế hoạch định ra cho những sản phẩm trong hệ sinh thái không hợp lý do dữ liệu tiếp thị không phù hợp như giới thiệu những sản phẩm đi kèm mà người dùng ít xài thì nó cũng không quá hiệu quả.
Ý nghĩa của Bán chéo (Cross-Selling)
Bán chéo thực sự phát huy tác dụng nhất là trong môi trường thương mại điện tử và có một vị thế khá quan trọng, vì yêu cầu người bán phải liệt kê hay xác định được đúng nhóm hàng có liên quan với nhau để từ đó tạo ra một chuỗi các sản phẩm đi kèm nhằm đa dạng hóa sản phẩm lẫn tăng được nguồn thu.
Dựa vào đó mà bản thân công ty hoặc doanh nghiệp có thể đề ra các chương trình ưu đãi phù hợp với báo chéo, giúp khách hàng có thể thoải mái mua những sản phẩm kèm với bản gốc nhờ thế mà báo chéo tiếp cận khách hàng khá hiệu quả nhưng không cần nỗ lực quá cao.
Dù với hình thức nào thì mục tiêu vẫn phải tăng doanh thu của doanh nghiệp hay công ty và bán chéo đã khẳng định được điều đó vì phải thuyết phục khách hàng mua thêm những phụ tùng khác, hơn nữa vẫn giữ được tâm lý hài lòng và đáng mua từ khách hàng chứ không lãng phí chút nào.
Tăng trưởng doanh số bán hàng
Giúp công thu về lợi nhuận cao, doanh thu tăng nhờ số lượng mặt hàng bán ra nhiều mà chi phí doanh nghiệp bỏ ra không quá nhiều.
Tăng trải nghiệm, sự tiện lợi và giá trị trọn đời cho khách hàng
Đây là điều khá quan trọng trong việc tiếp thị khách hàng làm sao mua mà vẫn thấy được sản phẩm đi kèm đáng giá và giúp họ thấy được sự gắn bó với sản phẩm.
Và khi họ đã yêu mến sản phẩm của doanh nghiệp bạn thì họ sẽ khá trung thành và tiếp tục mua thêm các sản phẩm khác trong hệ sinh thái từ đó năng cao giá trị trọn đời (CLV) của khách hàng.
Vì có cả một hệ sinh thái đi kèm với sản phẩm nên giúp họ thấy khá đầy đủ so với những thứ họ đang cần và giúp khách hàng có ấn tượng hơn mà không cần phải đi đâu xa để mua ngoài doanh nghiệp của bạn.
Tăng ROI
Nhờ việc gia tăng trải nghiệm lẫn lấy người dùng làm trọng tâm nên chi phí cho việc duy trì khách hàng cũ không cần phải quá đầu tư vì vậy doanh thu lẫn lợi nhuận được tiết kiệm một cách đáng kể.
Chiến lược và kỹ thuật bán chéo trong kinh doanh
Chiến lược bán chéo thường xảy ra theo ba giai đoạn:
- Trước khi bán: Nghiên cứu chiến lược phù hợp để đề ra những sản phẩm có thể bạn đi kèm với nhau và nhất là sản phẩm đó phải thể hỗ trợ lẫn nhau để tăng tính sử dụng của khách hàng.
- Trong khi bán: Người tiếp thị hay bán hàng cần phân tích những mặt ưu lẫn nhược nếu thiếu đi sản phẩm có liên quan với mẫu đã mua để khách hàng có suy nghĩ việc bỏ thêm là điều hợp lý và đúng đắn.
- Sau khi bán: Hoàn tất việc bán hàng xong thì có thể lưu lại số điện thoại hoặc email của khách hàng nếu được để thông báo cho họ những chương trình khuyến mãi đi kèm.
Khi nào hoạt động bán chéo hoạt động hiệu quả?
Hoạt động bán chéo hoạt động hiệu quả khi:
- Sản phẩm bán chéo cần phải được nghiên cứu theo quá trình hoạt động lẫn sử dụng của món hàng khách hàng đã mua.
- Mở rộng thêm những sản phẩm để khách hàng nếu có nhu cầu thì không phải mất thời gian tìm kiếm.
- Cung cấp những chương trình khuyến mãi với mức giá hấp dẫn để tăng tính lựa chọn của khách hàng.
- Truyền đạt lại những sản phẩm cần thiết để khách hàng hiểu và tin dùng mua kèm.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này thì các độc giả của lamchutaichinh phần nào cũng rõ hơn về bán chéo và từ đó có thể áp dụng cho chính doanh nghiệp của mình. Mong các bạn vẫn sẽ đồng hành cùng lamchutaichinh trong các bài viết tới.
Bài viết được biên tập bởi: Lamchutaichinh.vn