( ! ) Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called <strong>incorrectly</strong>. Translation loading for the <code>rocket</code> domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the <code>init</code> action or later. Please see <a href="https://developer.wordpress.org/advanced-administration/debug/debug-wordpress/">Debugging in WordPress</a> for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/lkjzlowl/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Call Stack
#TimeMemoryFunctionLocation
10.0001360016{main}( ).../index.php:0
20.0001360376require( '/home/lkjzlowl/public_html/wp-blog-header.php ).../index.php:17
30.0001360760require_once( '/home/lkjzlowl/public_html/wp-load.php ).../wp-blog-header.php:13
40.0002361448require_once( '/home/lkjzlowl/public_html/wp-config.php ).../wp-load.php:50
50.0002362848require_once( '/home/lkjzlowl/public_html/wp-settings.php ).../wp-config.php:98
60.05387280248do_action( $hook_name = 'plugins_loaded' ).../wp-settings.php:559
70.05387280624WP_Hook->do_action( $args = [0 => ''] ).../plugin.php:517
80.05387280624WP_Hook->apply_filters( $value = '', $args = [0 => ''] ).../class-wp-hook.php:348
90.06668115248rocket_init( '' ).../class-wp-hook.php:324
100.06738302208WP_Rocket\Plugin->load( ).../main.php:42
110.07288486656WP_Rocket\Dependencies\League\Container\Container->get( $id = 'delay_js_subscriber', $new = ??? ).../Plugin.php:155
120.07288486656WP_Rocket\Dependencies\League\Container\ServiceProvider\ServiceProviderAggregate->register( $service = 'delay_js_subscriber' ).../Container.php:172
130.07298487232WP_Rocket\Engine\Optimization\DelayJS\ServiceProvider->register( ).../ServiceProviderAggregate.php:102
140.07298487424WP_Rocket\Dependencies\League\Container\Container->get( $id = 'dynamic_lists', $new = ??? ).../ServiceProvider.php:41
150.07308487424WP_Rocket\Dependencies\League\Container\ServiceProvider\ServiceProviderAggregate->register( $service = 'dynamic_lists' ).../Container.php:172
160.07308488000WP_Rocket\Engine\Optimization\DynamicLists\ServiceProvider->register( ).../ServiceProviderAggregate.php:102
170.07348495320__( $text = 'Default Lists', $domain = 'rocket' ).../ServiceProvider.php:60
180.07348495320translate( $text = 'Default Lists', $domain = 'rocket' ).../l10n.php:306
190.07348495320get_translations_for_domain( $domain = 'rocket' ).../l10n.php:194
200.07348495320_load_textdomain_just_in_time( $domain = 'rocket' ).../l10n.php:1408
210.07428665936_doing_it_wrong( $function_name = '_load_textdomain_just_in_time', $message = 'Translation loading for the <code>rocket</code> domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the <code>init</code> action or later.', $version = '6.7.0' ).../l10n.php:1378
220.07428667280wp_trigger_error( $function_name = '', $message = 'Function _load_textdomain_just_in_time was called <strong>incorrectly</strong>. Translation loading for the <code>rocket</code> domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the <code>init</code> action or later. Please see <a href="https://developer.wordpress.org/advanced-administration/debug/debug-wordpress/">Debugging in WordPress</a> for more information. (This message was added in version 6.7.0.)', $error_level = ??? ).../functions.php:6054
230.07448667920trigger_error( $message = 'Function _load_textdomain_just_in_time was called <strong>incorrectly</strong>. Translation loading for the <code>rocket</code> domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the <code>init</code> action or later. Please see <a href="https://developer.wordpress.org/advanced-administration/debug/debug-wordpress/">Debugging in WordPress</a> for more information. (This message was added in version 6.7.0.)', $error_type = 1024 ).../functions.php:6114
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì? Cách tính ra sao?
HomeKiến Thức Tài ChínhBiên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì? Cách tính ra...

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì? Cách tính ra sao?

Là một nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp, chắc hẳn bạn sẽ rất quan tâm đến hai thuật ngữ Doanh thu và Lợi nhuận. Bởi lẽ, Doanh thu và Lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng giúp phản ánh tình hình của doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không. Trong đó, Net Profit Margin – một thước đo lợi nhuận cực kỳ quan trọng mà nhà đầu tư tuyệt đối không thể bỏ qua. Vậy Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì? Cách tính ra sao?

Trong bài viết sau đây, lamchutaichinh.vn sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức đầy đủ nhất về chỉ số biên lợi nhuận ròng.

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì?

Biên lợi nhuận ròng trong Tiếng Anh là Net Profit Margin/ Net Margin có nghĩa là thu nhập ròng hoặc lợi nhuận sau thuế được tính theo phần trăm doanh thu.

Cụ thể hơn, khi công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì họ sẽ đạt được thu nhập ròng cao. Ngược lại, nếu lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu thì chỉ số biên lợi nhuận ròng sẽ giảm chứng tỏ công ty hoạt động kém hiệu quả.

Xét về bản chất, thuật ngữ này được xem là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của công ty hoặc bộ phận kinh doanh.

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì?
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì?

Hay nói cách khác, Net Profit Margin là chỉ số minh họa trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nó thường được biểu thị dưới dạng phần trăm nhưng cũng có thể được biểu thị dưới dạng thập phân.

Biên lợi nhuận ròng cũng còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng. Cụm từ “Lợi nhuận ròng” tương đương với “Thu nhập ròng” trong báo cáo kết quả tài chính và người ta thường sử dụng hai thuật ngữ này để thay thế cho nhau.

Ý nghĩa của Net Profit Margin

  • Giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá, so sánh các công ty cùng ngành bất kể quy mô nhằm thấy được hiệu quả kinh doanh và mức độ cạnh tranh của các công ty với nhau.
  • Đo lường mức thu nhập ròng được tạo ra theo phần trăm doanh thu đạt được.
  • Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phản ánh tình trạng “sức khỏe tài chính” và khả năng sinh lời của công ty bằng cách theo dõi sự thay đổi của chỉ số Net Profit Margin. Từ đó, công ty sẽ xem xét liệu phương án kinh doanh hiện tại có hiệu quả hay không và tiến hành dự đoán lợi nhuận dựa trên doanh thu.
  • Sử dụng để thay thế cho chỉ tiêu “Lợi nhuận ròng” để đánh giá tình hình tài chính, sự hiệu quả trong khâu tiêu thụ và bán hàng hóa, dịch vụ của công ty.

Công thức tính Net Profit Margin

Chúng ta có thể tính chỉ số Biên lợi nhuận ròng bằng công thức sau đây:

Net Profit Margin = (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần) x 100%

Trong đó:

Lợi nhuận sau thuế: số tiền còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí bỏ ra để sản xuất, kinh doanh và thuế thu nhập của công ty.

Ví dụ: Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng hóa – Chi phí hoạt động và các chi phí khác – Thuế – Lãi suất.

Doanh thu thuần: số tiền mà công ty thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ đi các loại thuế (thuế xuất-nhập khẩu) và các loại giảm giá (chiết khấu thương mại, giảm giá,..)

Công thức tính Net Profit Margin
Công thức tính Net Profit Margin

Ví dụ: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Chiết khấu bán hàng – Hàng bị hoàn trả – Hàng giảm giá – Thuế gián thu.

Chúng ta có thể tính chỉ số Net Profit Margin theo năm tài chính hoặc theo quý để thấy rõ khả năng sinh lời của công ty trong từng thời kỳ.

Trong thực tế có 2 cách để tính Biên lợi nhuận ròng như sau:

  • Cách 1: Lấy trực tiếp thông qua các số liệu có sẵn.
  • Cách 2: Tính dựa trên báo cáo tài chính.

Thông thường, các công ty sẽ lựa chọn cách 2 vì các số liệu dùng để tính biên lợi nhuận ròng thường nằm ở phần báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính. Nhờ vậy mà các công ty có thể tiết kiệm được thời gian tính toán.

Tuy nhiên, lamchutaichinh.vn khuyến khích các bạn hãy tính cách lấy trực tiếp thông qua các số liệu có sẵn vài lần. Sẽ có rất nhiều vấn đề ẩn đằng sau chỉ tiêu này sẽ được chúng tôi đề cập tới trong phần tiếp theo.

Ví dụ cách tính biên lợi nhuận ròng dựa trên báo cáo tài chính

Sau đây, chúng ta sẽ đọc báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk trong năm 2019, và dựa vào báo cáo này để tính Net Profit Margin trong năm 2019 như sau:

Báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk
Báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk

Dựa vào báo cáo ta có các số liệu sau: 

  • Doanh thu thuần năm 2019 (hàng 2, cột 4): 59.318 tỷ
  • Lợi nhuận sau thuế: 10.554 tỷ
  • Như vậy, NPM = (10.554 : 59.318) x 100 = 17.79%

Điều này có nghĩa trong 100 đồng doanh thu, Vinamilk thu được 17.79 đồng lợi nhuận sau thuế. 

Các yếu tố của biên lợi nhuận ròng trong tất cả các hoạt động kinh doanh

Các yếu tố của biên lợi nhuận ròng trong tất cả các hoạt động kinh doanh bao gồm:

  • Tổng doanh thu của công ty
  • Tất cả dòng tiền đi (chi phí sản xuất, duy trì hoạt động, tiền thuê nhân công, thuê mặt bằng,…)
  • Dòng thu nhập bổ sung
  • Giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động khác
  • Các khoản thanh toán nợ bao gồm cả lãi đã trả
  • Thu nhập đầu tư (Investment income) và thu nhập từ các hoạt động thứ cấp
  • Các khoản thanh toán một lần cho các sự kiện bất thường như kiện cáo và thuế doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số biên lợi nhuận ròng

Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động càng cao thì lợi nhuận càng thấp là lẽ tất nhiên. Vì thế, nếu doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí hoạt động lớn, thì chỉ số Net Profit Margin sẽ càng nhỏ. Vậy nên, để biên lợi nhuận ròng lớn, công ty cần phải tìm cách tối ưu chi phí hoạt động.

Giá thành đầu vào

Giá đầu vào của hàng hóa/ dịch vụ cũng có vai trò quyết định với chi phí hoạt động của công ty. Khi chi phí này được tối ưu thì lãi ròng của công ty sẽ càng lớn. Vậy nên các công ty khi kinh doanh nên tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau, sao cho tối ưu các khoản chi phí giá đầu vào xuống thấp nhất.

Thuế doanh nghiệp

Theo Pháp luật, thuế doanh nghiệp là trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công ty. Do đó, đây là chi phí cố định, không thể tối ưu.

Hạn chế của việc sử dụng biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)

Hạn chế của việc sử dụng chỉ số Net Profit Margin
Hạn chế của việc sử dụng chỉ số Net Profit Margin

Các hạn chế cực lớn khi nhà đầu tư sử dụng chỉ số Net Profit Margin để đánh giá các công ty.

Chỉ có hiệu quả khi so sánh những doanh nghiệp cùng ngành

Trên thực tế, chỉ số biên lợi nhuận ròng chỉ phù hợp để so sánh những công ty cùng một ngành. Bởi vì mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những đặc trưng khác nhau tạo ra sự chênh lệch khác biệt trong cả doanh thu và lợi nhuận.

Ví dụ: Các công ty trong ngành mỹ phẩm năm 2020 có thể báo cáo lợi nhuận cao nhưng doanh thu lại thấp. Trong khi báo cáo tài chính của một công ty trong ngành thực phẩm năm 2020 cho thấy tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và doanh thu cao hơn.

Vì vậy, chúng ta không thể so sánh chỉ số Net Profit Margin giữa công ty nói trên, sau đó rút ra kết luận công ty nào hoạt động hiệu quả hơn. Chúng ta chỉ nên so sánh các công ty trong cùng lĩnh vực có mô hình kinh doanh tương tự.

Tốt nhất là nên sử dụng số liệu tài chính để phân tích một công ty. Chỉ số này thường được sử dụng trong phân tích tài chính cùng với biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận hoạt động.

Không nên sử dụng để đưa ra đánh giá độc lập

Chỉ số biên lợi nhuận ròng của một công ty thấp không đồng nghĩa với việc công ty hoạt động kém hiệu quả đồng thời chỉ số biên lợi nhuận ròng cao cũng không phải do công ty có dòng tiền cao.

Net Profit Margin không dựa vào doanh số bán hàng hoặc tăng trưởng doanh thu cũng như không cung cấp thông tin chi tiết về việc liệu ban lãnh đạo có đang quản lý hiệu quả quá trình sản xuất hay không.

Vì vậy, việc đánh giá tình hình hoạt động của công ty bằng chỉ số biên lợi nhuận ròng sẽ rất khó phản ánh chính xác. Các nhà đầu tư cần kết hợp thêm nhiều chỉ số tài chính khác nữa để đảm bảo tính hiệu quả cao.

Cách cải thiện biên lợi nhuận ròng hiệu quả cho doanh nghiệp như thế nào?

Cách cải thiện biên lợi nhuận ròng
Cách cải thiện biên lợi nhuận ròng

Tăng biên lợi nhuận ròng nhờ tăng biên lợi nhuận gộp

Cải thiện biên lợi nhuận ròng thông qua tăng doanh thu là lựa chọn phổ biến nhất. Các doanh nghiệp có thể tăng thu nhập từ việc bán hàng bằng cách tăng giá các hàng hóa hoặc bán nhiều loại và số lượng hàng hóa hơn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải thật cảnh giác với việc khách hàng nói không với những mức giá “trên trời” và xem xét nhu cầu của khách hàng. Bởi vì, nếu nhu cầu đối với hàng hóa đó không đủ cao, việc tăng sản lượng và giá thành không đúng lúc có thể khiến hàng tồn kho có giá trị bị mất giá trong nhà kho tăng lên đáng kể.

Tăng biên lợi nhuận ròng tăng nhờ tiết giảm chi phí liên quan

Hằng ngày, mỗi doanh nghiệp phải gánh một khoản chi phí rất lớn để duy trì hoạt động từ việc thuê mặt bằng, thuê nhân công, thuế doanh nghiệp,…

Vì thế, để có thể giảm chi phí làm tăng biên lợi nhuận ròng có thể thực hiện bằng cách chuyển trụ sở doanh nghiệp đến một khu vực rẻ hơn hoặc giảm lực lượng lao động không cần thiết. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng hàng hóa và tiến độ công việc.

Ngoài ra, để giảm chi phí là tìm các nguồn nguyên liệu sản xuất rẻ hơn. Những hành động này có thể làm giảm chất lượng của hàng hóa khi bán ra thị trường. Do vậy, doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú tâm đến vấn đề này.

Để giảm chi phí sản xuất mà không ảnh hưởng đến chất lượng, lựa chọn tốt nhất cho nhiều doanh nghiệp là mở rộng quy mô. Mở rộng quy mô sản xuất có thể là một chiến lược dài hạn hiệu quả để cải thiện chỉ số biên lợi nhuận ròng. Điều này sẽ giúp thúc đẩy khối lượng bán hàng nhiều hơn và giảm chi phí trung bình cho mỗi sản phẩm được sản xuất.

Kết luận

Trong bài viết trên, lamchutaichinh.vn đã bật mí cho bạn những kiến thức cực kỳ bổ ích về chủ đề “Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin)”. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng thật tốt vào việc đầu tư của mình nhé.

Hãy tiếp tục theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức đầu tư thú vị khác nhé. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thành
Nguyễn Thành
Mình là Nguyễn Thành, Founder & CEO Làm Chủ Tài Chính. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và fintech. Hi vọng những kiến thức được mình chia sẻ trên Làm Chủ Tài Chính sẽ giúp việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách thông minh, đơn giản và hiệu quả nhất.
RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments