HomeKiến Thức Tài ChínhCPI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số giá tiêu...

CPI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

CPI là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế nhưng không phải ai cũng nắm rõ khái niệm và ý nghĩa của nó. Nếu bạn là một trong số đó và đang thắc mắc CPI là gì? Ý nghĩa của nó như thế nào? Cách tính chỉ số CPI ra sao? Cùng các vấn đề xoay quanh thuật ngữ CPI.

Hãy tham khảo bài viết sau để được giải đáp chi tiết.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì?

CPI là cụm từ viết tắt của thuật ngữ tiếng anh Consumer Price Index, có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng.

Đây là chỉ số phân tích về mức thay đổi giá hàng hóa tiêu dùng, giá dịch vụ có xu hướng sử dụng của một đối tượng điển hình. Chỉ số này phản ánh sự thay đổi tương đối của cả giá hàng hóa,dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.

Khi một người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ và hàng hóa họ sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí. Lúc này CPI được áp dụng tính toán để biểu thị sự biến đổi về chi phí trong tiêu dùng. (Chỉ số tiêu dùng CPI được tính theo đơn vị phần trăm)

Hàng tháng thống kê chỉ số CPI sẽ được phát hành. Với việc tăng hoặc giảm bất thường của chỉ số này sẽ gây nên những biến động lớn trong thị trường tài chính. Bởi lẽ nó là một trong số những chỉ số cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh tế.

CPI đo lường chi phí trong các lĩnh vực nào?

Để có thể hiểu sâu và tường tận về khái niệm CPI là gì? Bạn cần biết về các lĩnh vực mà chỉ số tiêu dùng (CPI) đo lường .

Thông thường tất cả các lĩnh vực kinh tế đều có thể nghiên cứu đo lường CPI . Một số nhóm điển hình như:

  • Nhóm lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.
  • Nhóm lĩnh vực dịch vụ y tế.
  • Nhóm lĩnh vực giáo dục và truyền thông.
  • Nhóm lĩnh vực giải trí.
  • Nhóm lĩnh vực bất động sản.
  • Nhóm lĩnh vực hàng hóa
  • Nhóm lĩnh vực phương tiện vận chuyển…

Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

CPI giống như một thước đo tương đối cho sự biến đổi về giá cả hàng hóa và các dịch vụ của một đối tượng tiêu dùng điển hình. Chính vì vậy mà CPI được các chuyên gia kinh tế áp dụng để theo dõi sự thay đổi tương đối trong chi phí sinh hoạt ở một khu vực trong khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ khi CPI tăng, đồng nghĩa với việc giá cả trung bình các sản phẩm hàng hóa trên thị trường ,các dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt của khu vực đó cũng tăng. Khi chỉ số tiêu dùng (CPI) giảm có nghĩa giá cả của các sản phẩm và dịch vụ giảm.

Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Ý nghĩa của chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Bên cạnh đó chỉ số tiêu dùng (CPI) còn liên quan mật thiết đến tình trạng lạm phát hoặc giảm phát của kinh tế. Bởi vậy mà chỉ số CPI vô cùng quan trọng, nó có thể gây ảnh hưởng tới cả một nền kinh tế.

Ngoài ra, chỉ cố CPI còn có một số ý nghĩa quan trọng như:

  • Cảnh báo sự độ biến động của giá bán lẻ các hàng hóa và dịch vụ, tiêu dùng từ đó, theo dõi sự thay đổi của các chi phí sinh hoạt theo thời gian.
  • Là yếu tố nền tảng để kịp thời đưa ra các chính sách điều chỉnh và kiểm soát phù hợp liên quan đến kinh tế.
  • Đánh giá sức mua của đồng tiền trong một quốc gia vì nếu mức giá tăng thì sức mua tiền tệ sẽ giảm nghĩa là đồng tiền đang mất giá.

Cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Để tính toán chỉ số tiêu dùng CPI, cần áp dụng một công thức cụ thể. Vậy công thức tính chỉ số tiêu dùng CPI là gì?

Áp dụng công thức sau:

CPI = (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ /Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở) x 100

Công thức tính chỉ số lạm phát:

Công thức tính chỉ số lạm phát
Công thức tính chỉ số lạm phát

Sau khi nắm được công thức, phải làm sao để có các số liệu áp dụng vào công thức tính CPI như trên? Trước tiên cần xác định được các yếu tố:

  • Cố định giỏ hàng hóa cần tính toán CPI: có thể hiểu đây là bước xác định loại hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng sẽ sử dụng. Bước này được thực hiện dựa trên các nghiên cứu thị trường.
  • Xác định giá cả hàng hóa trong thời kỳ cần tính CPI: Thực hiện thống kê giá cả hàng hóa, dịch vụ đã xác định trước đó, giá cả được thống kê phải là giá của hàng hóa trong kỳ cần tính CPI.
  • Tính toán chi phí cho giỏ hàng hóa trong thời kỳ cần tính CPI: Sau khi có được các dữ liệu giỏ hàng hóa cùng giá cả, tiến hành tính tổng giá trị của giỏ hàng hóa. (công thức tính = giá cả hàng hóa × số lượng hàng hóa. Sau đó cộng tổng các loại hàng hóa để được giá trị cụ thể)

Lưu ý: Chi phí mua giỏ hàng thời kỳ cơ sở sẽ thay đổi theo thời gian , thông thường sẽ được cập nhật sau 5 tới 7 năm.

Ví dụ minh họa:

Ví dụ minh họa
Ví dụ minh họa

Tác động của CPI đến nền kinh tế ra sao?

CPI tăng

Khi chỉ số CPI tăng cao đồng nghĩa với việc giá cả các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, cùng giá các dịch vụ cũng tăng cao. Như vậy mỗi cá nhân trong cộng đồng sẽ phải bỏ ra mức chi phí cao hơn để phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống, nếu như thu nhập không tăng theo đời sống gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn.

CPI giảm

Ngược lại chỉ số CPI giảm xuống thấp, con người chỉ cần bỏ ra mức chi phí thấp để mua nhu yếu phẩm và các dịch vụ tiện ích . Bởi vậy mà chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn.

Tác động của CPI đến nền kinh tế ra sao?
Tác động của CPI đến nền kinh tế ra sao?

Tuy nhiên CPI giảm dẫn đến giảm phát lại là một hiện tượng xấu đối với bất cứ nền kinh tế nào. Trong trường hợp này các doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất đầu tiên khi giá cả thị trường xuống thấp mà có thể chi phí đầu vào không giảm. Dẫn đến hàng loạt vấn đề như lợi nhuận doanh nghiệp giảm, phá sản, thất nghiệp…

CPI cũng sẽ là cơ sở để chính phủ của các quốc gia điều chỉnh về giá cả , ổn định thị trường tránh tình trạng lạm phát. Thông qua chỉ số CPI, các quyết định về chế độ phúc lợi, an sinh xã hội, tăng lương, sẽ được chính phủ điều chỉnh kịp thời.

Hạn chế của chỉ số CPI như thế nào?

Sau khi đã nắm rõ khái niệm CPI là gì? Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của chỉ số giá tiêu dùng .Thấy được hàng loạt lợi ích của chỉ số CPI đem lại, bạn có tự hỏi chỉ số tiêu dùng (CPI) có hạn chế nào không? Trên thực tế chỉ số tiêu dùng (CPI) tồn tại khá nhiều hạn chế:

Đầu tiên, vì chỉ sử dụng dữ liệu của một giỏ hàng cố định, CPI không phản ánh sát thực tế với các sản phẩm mới. Trong trường hợp các sản phẩm mới tạo được sức hút và có lượt tiêu thụ lớn, chỉ số đo lường CPI sẽ thiếu hụt sự chính xác. Bởi vậy mà chỉ số CPI chỉ mang tính chất tương đối.

Hạn chế của chỉ số CPI như thế nào?
Hạn chế của chỉ số CPI như thế nào?

Chỉ số tiêu dùng (CPI) cũng không phản ánh được những thay đổi về chất lượng hàng hóa. Ví dụ như sản phẩm A có giá thành tăng lên sau một thời gian, song song với sự thay đổi về giá thành thì chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao. Thế nhưng CPI không đánh giá được sự thay đổi này.

Tiếp đến, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có một hạn chế khá lớn khi không thể bao quát được thói quen tiêu thụ hàng hóa của khu vực nông thôn, nó chủ yếu tập trung vào khu vực thành thị. Xu hướng tiêu dùng của hai khu vực này là hoàn toàn khác biệt, CPI không có báo cáo thống kê chi tiết cho từng nhóm dân cư.

Cuối cùng CPI không đánh giá được sự thay thế trong thói quen tiêu dùng. Trên thực tế người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn một sản phẩm tương tự có giá thành hợp lý hơn, khi mà sản phẩm tiêu dùng quen thuộc tăng giá . Chỉ số CPI không bao quát được vấn đề này và vẫn áp dụng tính toán sản phẩm cũ có giá thành tăng cao. Điều này dẫn đến sự thiếu chính xác.

CPI và lạm phát có liên quan gì đến nhau?

Bạn đã biết CPI là gì? Vậy bạn đã nắm rõ khái niệm lạm phát là gì chưa? Lạm phát là sự mất giá của một loại tiền tệ khi mức giá chung của dịch vụ và hàng hóa liên tục tăng cao. Lạm phát sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực như: làm mất cân đối sự cung – cầu hàng hóa trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống xã hội…

Vậy thì chỉ số CPI và lạm phát có liên quan gì tới nhau? CPI chính là thước đo hữu ích nhất để có thể đánh giá khả năng xảy ra lạm phát của một nền kinh tế. Sự biến động của chỉ số CPI sẽ là một trong những yếu tố dẫn tới lạm phát hoặc giảm phát. Và bất kể là trong trường hợp nào nền kinh tế chịu ảnh hưởng của lạm phát hoặc giảm phát đều đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Tuy nhiên sử dụng chỉ số CPI để tính toán lỷ lệ lạm phát vẫn tồn tại các hạn chế. Vì thế mà tỷ lệ lạm phát còn được áp dụng những cách tính khác. Điển hình như tính lạm phát bằng chỉ số giảm phát GDP, chỉ số giá sản xuất PPI.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam năm 2022

Theo như chia sẻ của vụ trưởng vụ thống kê giá, tổng cục thống kê, bà Nguyễn Thu Oanh, năm 2021 Việt Nam có chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 1,84%. Đây là mức tăng trưởng khiêm tốn nhất kể từ năm 2016 cho tới nay.

Nguyên nhân dẫn tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm 2021 có mức tăng thấp hơn so với các năm trước, là do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID – 19 gây nên. Theo thống kê, có tổng cộng 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ với chỉ số CPI tăng và 4 nhóm có chỉ số CPI giảm trong năm 2021.

Trong đó, nhóm hàng hóa tăng cao nhất là nhóm may mặc với 0,22%. Nhóm giao thông có chỉ số CPI giảm nhiều nhất năm 2021 với 1,71%.
Ảnh hưởng từ dịch bệnh khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của người dân giảm xuống thấp. Đây là lý do chính dẫn tới chỉ số CPI có mức tăng thấp trong năm qua.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với những đối tượng gặp khó khăn trong dịch bênh, việc miễn giảm học phí cho một số địa phương, hộ trợ giảm tiền điện trong mùa dịch… cũng là nguyên nhân kìm hãm mức tăng của chỉ số CPI.

Kết luận

Chỉ số CPI đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Nắm bắt chắc chắn về chỉ số tiêu dùng CPI là gì, các vấn đề xoay quanh CPI sẽ giúp bạn có hình dung cụ thể về sự phát triển kinh tế, tài chính.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đem lại giá trị thông tin hữu ích cho bạn về chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Thông tin được biên tập bởi Lamchutaichinh.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Nguyễn Thành
Nguyễn Thành
Mình là Nguyễn Thành, Founder & CEO Làm Chủ Tài Chính. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và fintech. Hi vọng những kiến thức được mình chia sẻ trên Làm Chủ Tài Chính sẽ giúp việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách thông minh, đơn giản và hiệu quả nhất.
RELATED ARTICLES

Most Popular

Recent Comments