Mọi người đều nghĩ kim cương là một sản phẩm cao cấp đắt tiền và khó có cơ hội sở hữu do nguồn kim cương trong tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trên thị trường. Bởi vậy, con người đã nghiên cứu, sáng tạo ra kim cương nhân tạo góp phần làm giảm nhiệt cho sự khan hiếm của kim cương tự nhiên.
Do vậy kim cương nhân tạo là gì? Bao nhiêu tiền? Phân biệt ra sao?… những câu hỏi này sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu:
Kim cương nhân tạo là gì?
Kim cương nhân tạo (kim cương tổng hợp) là một dạng vật chất được nghiên cứu và chế tạo, nuôi cấy từ môi trường phòng thí nghiệm thông qua tiêu chuẩn về áp suất và nhiệt độ phù hợp.
Theo đó, kim cương nhân tạo sở hữu cho mình thành phần hóa học (cấu trúc tinh thể kim cương nhân tạo cũng được sắp xếp từ các nguyên tử cacbon) cùng các tính chất vật lý và đặc điểm gần giống với kim cương tự nhiên.
Đặc điểm của kim cương nhân tạo
Kim cương nhân tạo được con người nghiên cứu và tạo ra bằng máy móc, thiết bị trong môi trường thí nghiệm sau khi đã đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt về áp suất cũng như nhiệt độ để đảm bảo lưu giữ được những đặc điểm tương tự so với kim cương tự nhiên mà lại có hiệu suất cao cũng như tạo ra số lượng lớn hơn.
Theo đó, kim cương nhân tạo – loại đá quý này sở hữu những đặc điểm đặc trưng như sau:
- Thành phần chính là các nguyên tử Cacbon (C)
- Tỷ trọng riêng là 3,52g/cm3
- Độ cứng 8,5 và có thể lên tới 10
- Chiết suất là: 2,417
- Màu sắc: nhiều màu (hồng, xanh lơ, đỏ, vàng, nâu, tím, cam,…)
- Cấu trúc là một loại vật chất vô định, có hình dạng giống với kim cương tự nhiên
Kim cương nhân tạo được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, đòi hỏi tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhưng sản phẩm ra lò lại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống bởi nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp (ngành công nghiệp liên quan tới kỹ thuật quang học, nguyên liệu dùng trong các chip điện tử cao cấp).
Như vậy, với đặc điểm đặc trưng nêu trên, kim cương nhân tạo đã có một vị trí xứng đáng với những gì nó sở hữu.
Lợi ích của sử dụng kim cương nhân tạo là gì?
Chắc hẳn ban đầu khi nhận thấy sự khan hiếm của kim cương tự nhiên để sản xuất nữ trang nên các nhà khoa học đã tìm tòi, nghiên cứu tạo ra kim cương nhân tạo. Kim cương nhân tạo đem đến nhiều lợi ích phục vụ cho công nghiệp và kỹ thuật chế tạo ngoài việc phục vụ cho phái nữ làm nữ trang.
Sau đây là một số lợi ích của việc sử dụng kim cương nhân tạo:
- Giá cả hợp lý
- Ít khuyết điểm do được cắt gọt chỉn chu
- Chất lượng tương đối tốt
- Độ trong cao, không lẫn tạp chất
- Nhiều sự lựa chọn do có nhiều màu sắc
Sự ra đời của kim cương nhân tạo đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống bởi nó giúp làm giảm áp lực cho kim cương tự nhiên, tô điểm thêm vẻ đẹp sang trọng quý phái cho người sở hữu và các tín đồ thời trang, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ cùng các ngành kỹ thuật cao.
Phương pháp làm ra Kim cương nhân tạo như thế nào?
Trong thời gian gần đây, nhiều người có xu hướng dùng kim cương nhân tạo nhưng chắc hẳn không nhiều người biết về các phương pháp làm ra kim cương nhân tạo như thế nào. Bạn đọc hãy theo dõi tiếp để xem thêm về 2 phương pháp tổng hợp được kim cương nhân tạo nhé!
- Phương pháp cao áp cao nhiệt (tên tiếng Anh gọi là high pressure high temperature): Đây là phương pháp có ưu điểm là tạo được môi trường tương tự môi trường tái tạo kim cương tự nhiên trong lòng đất thông qua việc sử dụng áp suất và nhiệt độ cao.
- Phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học (tên tiếng Anh gọi là chemical vapor deposition): Phương pháp này sẽ tác động tia nhiệt plasma để phân chia phân tử khí và thu được nguyên tử cacbon lắng tụ lại, theo đó kim cương nhân tạo hình thành trên mầm có sẵn.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ở đại học North Carolina tại Mỹ đã phát triển được phương pháp sản xuất ra một dạng cacbon (nhóm nghiên cứu đặt tên dạng vật liệu này là Q – cacbon) gần giống kim cương ở nhiệt độ phòng (không cần nhiệt độ, áp suất cao).
Phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên
Kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo có những đặc điểm tương tự. Do vậy, nhiều người chưa biết cách phân biệt hai vật liệu này. Theo dõi tiếp cách kiểm tra nhanh dưới đây nhé!
Kiểm tra độ trong của kim cương bằng kính lúp
Đối với kim cương nhân tạo, khi cần kiểm tra độ trong thông qua kính lúp, người xem sẽ thấy được độ nhẵn bên ngoài cùng với độ cắt gọt đẹp sắc nét và đặc biệt là bên trong không xuất hiện tạp chất.
Còn đối với kim cương tự nhiên, chúng được hình thành trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, trải qua nhiệt độ và áp suất cao nên chắc chắn sẽ lưu lại một số tạp chất. Ngoài ra, khi kiểm tra bằng kính lúp, người xem dễ dàng thấy được vẻ đẹp chân thực của kim cương trong tự nhiên thông qua bề mặt thô đúng với nguồn gốc từ tự nhiên.
Cách soi dưới ánh sáng để kiểm tra độ khúc xạ
Ngoài cách kiểm tra bằng kính lúp, người ta còn sử dụng cách soi dưới ánh sáng để kiểm tra độ khúc xạ bởi khi so sánh qua độ khúc xạ ánh sáng sẽ xác định được vẻ đẹp của những viên kim cương quý giá.
Kim cương tự nhiên sở hữu vẻ đẹp lấp lánh nổi bật với độ khúc xạ là 2,417 dioper.
Còn kim cương nhân tạo chỉ có độ khúc xạ là 1,217 dioper (kém kim cương tự nhiên 1,98 lần), tỷ lệ này được đánh giá là ít có khả năng phản xạ trở lại, đây là điểm khác biệt lớn so với kim cương tự nhiên.
Chà giấy nhám lên bề mặt để kiểm tra độ cứng
Kim cương được biết đến là vật liệu sở hữu độ cứng cao. Do vậy, kim cương tự nhiên sở hữu độ cứng lên tới 10 theo thang đo Mohs, đặc biệt kim cương tự nhiên không xuất hiện vết xước khi dùng giấy nhám chà lên bề mặt. Điều này chứng tỏ độ hoàn mỹ đáng kinh ngạc của kim cương tự nhiên.
Bên cạnh đó, kim cương nhân tạo lại để lại vết xước khi được chà giấy nhám bởi nó chỉ có độ cứng là 8,5 nên độ cứng tương đối không ổn định. Do đó, cần phải bảo quản cũng như phải biết cách bảo quản kim cương tự nhiên tránh trầy xước.
So sánh giá bán giữa kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên
Nhiều chuyên giá đánh giá giá trị của kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên có sự chênh lệch cao. Kim cương tự nhiên được cho là có giá trị trên 100 triệu/1 carat, đây là một mức giá khá cao so với thu nhập của nhiều người.
Tuy nhiên, nếu kinh tế không nhiều thì kim cương nhân tạo cũng là một lựa chọn cho nhiều người mong muốn sở hữu món quà giá trị lấp lánh và sang trọng này.
Kim cương nhân tạo và kim cương mô phỏng khác nhau như thế nào?
Kim cương nhân tạo và kim cương mô phỏng là 2 loại được tạo ra từ phòng thí nghiệm nhưng giữa chúng có sự khác biệt. Đó là:
Kim cương mô phỏng đúng như tên gọi của nó bởi nó trông giống như kim cương (cùng độ cứng, cùng độ phân tán) nhưng được đánh giá không phải kim cương thực sự. Kim cương mô phỏng có bề mặt hoàn hảo, do vậy chúng được sử dụng để làm trang sức, thường là Rhinestone và khối Zirconia.
Còn kim cương nhân tạo được nhiều chuyên gia đánh giá là chưa có việc mua bán kim cương nhân tạo thực sự, những lời mời chào quảng cáo hiện nay thực chất chỉ nhằm mục đích thổi giá lên cao, đánh lạc hướng người tiêu dùng.
Phân biệt Kim cương nhân tạo với đá nhái tổng hợp kim cương
Hiện nhiều loại trang sức được quảng cáo là gắn kim cương nhân tạo, tuy nhiên trên thị trường hiện nay thực chất thường được gắn đá nhái tổng hợp kim cương đó là đá CZ (đá Cubic Zirconia) và đá Moissanite.
- Cấu tạo hóa học: Kim cương nhân tạo được cấu tạo từ Cacbon còn đá CZ có cấu tạo hóa học là ZrO2 + Y302 và đá Moissanite là SiC.
- Màu sắc: Kim cương nhân tạo có không màu, vàng, nâu, xanh, đỏ, cam, đen, lục. Còn đá CZ có thêm nhiều màu khác, còn đá Moissanite không màu.
- Độ cứng: Kim cương nhân tạo có độ cứng lên tới 10 còn đá CZ chỉ sở hữu độ cứng là 8,5 và đá đá Moissanite là 9,5 .
- Độ chiết suất: Kim cương nhân tạo là 2,417 và đá CZ là 2,18, đá Moissanite là 2,670.
Tỷ trọng: Kim cương nhân tạo là 3,52, nhưng đá CZ là từ 5,50 đến 6,0, đá Moissanite là 3,218 – 3,22. - Độ rạn nứt: Kim cương nhân tạo và đá CZ sẽ không có vết rạn nứt, còn đá Moissanit sẽ có ít vết rạn nứt.
- Tính dẫn nhiệt: Kim cương nhân tạo và đá Moissanite sẽ dẫn nhiệt tốt còn đá CZ lại không dẫn nhiệt.
- Hệ số tán sắc: Kim cương nhân tạo là 0,044 và đá CZ là 0,060, đá Moissanite là 0,313.
Cách phân biệt kim cương nhân tạo với đá CZ
Đá CZ (hay còn gọi là đá Cubic Zirconia): Là loại đá thông dụng với vai trò là giả kim cương, được sử dụng từ năm 1977.
Ngoài ra, có nhiều cách để phân biệt kim cương nhân tạo và đá CZ, bạn đọc có thể tham khảo một vài cách sau:
Cách 1: Xét theo tỷ trọng
Áp dụng công thức: Trọng lượng = Đường kính (mm) x đường kính (mm) x chiều cao (mm) x 0,0061.
Nếu kết quả ra gần bằng 3,52, ta xác định đó là kim cương. Còn nếu kết quả nhận được từ 5,50 – 6,0 thì là đá CZ.
Cách 2: Sử dụng giấy nhám chà
Nếu là kim cương nhân tạo sẽ không xuất hiện vết xước còn đá CZ sẽ xuất hiện vết trầy xước, bề mặt đá bị mờ đi.
Cách 3: Xét về độ dẫn nhiệt
Đá CZ không dẫn nhiệt còn kim cương nhân tạo lại dẫn nhiệt tốt. Do vậy, ta có thể sử dụng loại bút thử chuyên dụng là Presidium Multi Tester.
Cách phân biệt kim cương nhân tạo với đá Moissanite
Cách đơn giản để phân biệt kim cương nhân tạo với đá Moissanite là thông qua sự khúc xạ ánh sáng. Áp dụng phương pháp này cho thấy: Kim cương nhân tạo có chùm ánh sáng ngắn, không màu còn đá Moissanite lại xuất hiện chùm ánh sáng dài và nhiều màu.
Kim cương nhân tạo giá bao nhiêu tiền?
Để có thể tạo ra môi trường gần với tự nhiên để nuôi cấy kim cương nhân tạo sẽ phải đầu tư chi phí cao. Nhiều người cho rằng việc đầu tư tốn kém đó khiến cho giá thành của kim cương nhân tạo sẽ có mức giá cao và thậm chí cao hơn so với kim cương tự nhiên.
Giá bán 1 viên kim cương nhân tạo có thể từ vài chục triệu và có thể lên tới vài tỷ đồng tùy theo chất lượng cũng như tùy theo các đặc tính khác (độ trong, màu sắc, chất lượng qua vết cắt, hình dạng, trọng lượng,…)
Hiện nay, thị trường 2 quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ có nhu cầu về kim cương nhân tạo cao, khoảng 10-15% mỗi năm. Bên cạnh đó,, Mỹ vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu trong sản xuất, xuất khẩu kim cương.
Mua kim cương nhân tạo ở Việt Nam nơi nào uy tín và tốt nhất?
Tuy rằng sức hút của kim cương nhân tạo khiến nhiều người có ý định tìm mua nhưng trên thị trường hiện nay rất hiếm có kim cương nhân tạo thực sự. Thông thường, thị trường trang sức sẽ dùng đá CZ, đá Moissanite, đá Zirconia thay thế bởi chúng cũng có độ trong, độ cứng và vẻ đẹp tương tự kim cương.
Do đó, người tiêu dùng có thể tìm mua tại những nơi uy tín chuyên kinh doanh các loại đá quý tương tự kim cương là PNJ, Doji, đơn vị Vàng bạc đá quý ngân hàng Sài Gòn Thương Tín,…
Một số câu hỏi thường gặp về kim cương nhân tạo
Kim cương được mệnh danh là nữ hoàng đá quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người, do vậy, nó trở một thứ vật phẩm cao cấp khó sở hữu.
Tuy nhiên, kim cương nhân tạo có thể là một lựa chọn tương đối hợp lý nếu bạn là một tín đồ của kim cương. Hãy cùng xem thêm một số câu hỏi thường gặp liên quan tới kim cương nhân tạo nhé!
Kim cương nhân tạo có giấy chứng nhận không?
Có. Kim cương nhân tạo cũng được cấp giấy chứng nhận GIA.
Kim cương nhân tạo có chứng nhận bảo hiểm không?
Có. Kim cương nhân tạo được bảo hiểm. Do đó, khách hàng đi mua kim cương nhân tạo có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Có nên đầu tư kim cương nhân tạo không?
Hiện nay, kim cương nhân tạo chưa được nhiều người đầu tư đồng thời giá cả cũng chưa được niêm yết cụ thể. Do vậy, trước khi đầu tư vào kim cương nhân tạo, khách hàng cần cân nhắc thêm.
Kim cương nhân tạo có tạp chất không?
Không. Kim cương nhân tạo được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do vậy đảm bảo không lẫn tạp chất.
Kim cương nhân tạo có bền không?
Kim cương nhân tạo có độ bền cao. Ngoài ra, chúng sẽ không bị mờ đục theo thời gian.
Kết luận
Hi vọng thông tin từ bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích để hiểu về kim cương nhân tạo, nếu bạn có thêm câu hỏi vui lòng để lại ở phần bình luận để được hỗ trợ giải đáp chi tiết nhất nhé!
Thông tin được biên tập bởi lamchutaichinh.vn