Khi mà có rất nhiều ứng dụng vay tiền online đang hoạt động trên thị trường hiện nay thì chủ để “những app vay tiền bị bắt” càng trở nên HOT hơn bao giờ hết. Việc nắm rõ danh sách các app vay tiền bị Công An bắt giúp người vay vốn tránh được các ứng dụng cho vay lừa đảo, lãi suất “cắt cổ”.
Cùng Làm Chủ Tài Chính tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Cập nhật danh sách các app vay tiền bị bắt, bị điều tra mới nhất bạn có thể tham khảo tại đây:
Vì sao các app vay tiền bị bắt?
Tất nhiên, có rất nhiều app vay tiền online uy tín đang hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh đó vẫn tồn tại các hình thức cho vay nóng, tín dụng đen núp bóng app vay tiền và đã bị bắt trong thời gian gần đây.
Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến những app vay tiền bị bắt:
- Lãi suất cho vay vượt quá quy định của nhà nước Việt Nam 20%/năm. Nhưng trên thực tế, nhiều app vay tiền cho vay với lãi suất lên đến 1200%/năm.
- Những đơn vị cho vay hoạt động không có giấy phép, không công khai thông tin cũng sẽ bị bắt.
- Không minh bạch các thông tin khoản vay như lãi suất, kỳ hạn, hạn mức, phí phạt … cũng sẽ có nguy cơ bị điều tra và bị bắt.
- Nhiều app vay tiền bị bắt thường hoạt động với mục đích không rõ ràng, thông thường mục đích chính để rửa tiền bẩn cũng sẽ bị bắt.
- Những ứng dụng cho vay tự động tăng lãi suất mà không có sự đồng ý của khách hàng hoặc cơ quan quản lý cũng sẽ bị bắt.
- Một số app vay của nước ngoài hoặc tư nhân đứng lên hoạt động vay vốn nhằm mục đích thu thập trái phép thông tin người vay để bán lại cho bên thứ 3 nhằm thu lợi bất chính.
- Những app vay tiền giải ngân không đúng số tiền vay, tự động tính phí khác hàng …
Xem thêm: App Atome Credit còn hoạt động không?
Danh sách các app vay tiền bị bắt mới nhất năm 2023
Theo ghi nhận từ Làm Chủ Tài Chính thì hiện nay có khá nhiều app vay tiền bị công an bắt, có thể kể đến như:
- V Đồng: là một trong những app vay tiền bị bắt mới nhất. Theo đó, V Đồng liên quan đến nhiều việc trong quá trình giải ngân không đúng như khoản vay. Tuy nhiên vẫn tính lãi suất như ghi trên hợp đồng.
- Vay Tốc Độ: Không thực hiện công khai lãi suất rõ ràng cùng điều kiện vay đơn giản, Vay Tốc Độ đã khiến nhiều người bị lừa vì lãi lên đến 200-300%.
- Home Đồng: App Home Đồng có mức lãi suất không minh bạch. Trên thực tế mức lãi khác xa lãi ban đầu. Hơn nữa, app đưa ra mức phí phạt cực kỳ cao khiến khách hàng vô cùng lo lắng khi vay tiền.
- Smart Loan: app vay tiền online này khách hàng cần phải tránh xa vì lãi suất cắt cổ. Đồng thời không rõ ràng trong hợp đồng khiến nhiều người rơi vào tình trạng lãi chồng lãi.
- Cashwagon: thường xuyên thực hiện các cuộc gọi và tin nhắn đe dọa người vay và người thân làm tổn thương về mặt tinh thần.
- Vay tiền F458: F458 bị nhiều đánh giá tiêu cực và nghi ngờ lấy cắp thông tin của khách hàng để bán cho bên thứ 3. Hơn nữa, app cho vay với mức lãi suất rất cao và mức phạt cắt cổ.
- Ngoài ra còn có nhiều app khác như: I Đồng, Money Top, Beat Cash, Sieuvayb, TopvaynhanhH, HomevayLOAN, VayloanI, Loan vay, Vaynhanhtainha, Ivayy, Vaytiennhanh247, Dongvay24, App Loanonline, IVayonline, Dongvayonline…
- VD online, Vay tốc độ, Moreloan: Bị Công an bắt ngày 20/4/2020 => Link đọc thêm
- CashVN, vaynhanhpro và ovay: Bị Công an bắt ngày 27/5/2022 => Link đọc thêm
- Vndong, Hitien, Zdong, Hvay… Bị Công an bắt ngày 12/7/2022 => Link đọc thêm
Bên cạnh những app vay tiền đã bị bắt như trên thì vẫn còn một danh sách các app vay tiền nhanh chỉ cần CMND đang bị điều tra như SieuCash, Sieu Vay, ClickDong, Tiendaytui, Money24/24, TreeMoney, VayCoNgay, TinDung24/24, Cash Tốc Độ….
Các hình thức lừa đảo khi vay tiền qua app
Các app vay tiền bị bắt còn được gọi là những app vay tiền lừa đảo khách hàng, và dưới đây là những chiêu thức lừa đảo phổ biến nhất:
- Yêu cầu ký hợp đồng hoặc chi trả phí trước khi vay tiền.
- Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thẻ tín dụng mà không cần thiết.
- Yêu cầu thanh toán trước khi nhận tiền vay.
- Đưa ra lãi suất vay vô cùng ưu đãi và quá tốt để được chấp nhận.
- Sử dụng tên giả hoặc logo của các công ty uy tín để giả mạo.
- Không cung cấp thông tin chi tiết về công ty hoặc địa chỉ liên lạc chính xác.
- Thông tin app không rõ ràng, lãi suất không công khai.
- App có đánh giá thấp và bình luận tiêu cực từ khách hàng.
Cụ thể như sau.
Lừa đảo qua các công ty ảo
Hiện tại có rất nhiều app ảo, công ty ảo được lập ra với mục đích lừa tiền khách hàng. Dấu hiệu để nhận biết như giải ngân không đúng số tiền trong hợp đồng, yêu cầu thu phí trước..
Thay vào đó sẽ ăn cắp thông tin khách hàng để bán sang cho công ty thứ 3 để thu lợi bất chính.
Thông tin app vay không rõ ràng minh bạch
Nếu trường hợp gặp phải app không có đầy đủ thông tin như địa chỉ, mã số thuế, giấy phép hoạt động thì rất có thể là app lừa đảo.
Những ứng dụng này thường có lãi suất mập mờ, không công khai lãi suất trong hợp đồng vì vậy bạn nên tránh xa bởi rất dễ rơi vào app tín dụng đen núp bóng vay ngang hàng.
Giải ngân không đúng số tiền
Đây là hình thức lừa đảo ở khâu giải ngân hợp đồng, khách hàng sẽ không nhận được đúng số tiền theo trên hợp đồng đã ký với lý do là thu phí dịch vụ và lãi suất trước.
Tuy nhiên, lãi suất được tính dựa trên số tiền gốc mà khách hàng đã đăng ký ban đầu.
Lừa đảo lãi suất
Mức lãi suất thực tế phải trả hơn lãi suất được ký trong hợp đồng, đây là hình vi lừa đảo với lãi suất cắt cổ mà khách hàng phải gánh nếu không sẽ bị khủng bố.
Lừa đảo chiếm quyền truy cập Icloud
Các app lừa đảo thường yêu cầu khách hàng giao nộp tài khoản Icloud bao gồm tên đăng ký nhập và mật khẩu.
Bằng cách này, họ sẽ kiểm soát và đánh cắp tất cả thông tin cá nhân và đặc biệt trong tài khoản Icloud có rất nhiều dữ liệu quan trọng mà đối tượng lừa đảo có thể lợi dụng.
Lừa đảo tống tiền
Bằng việc dụ khách hàng vay tiền qua app sau đó chiếm đoạt các thông tin cá nhân quan trọng như tài khoản ngân hàng, hình ảnh nhạy cảm…để tống tiền khách hàng.
App yêu cầu truy cập danh bạ
Với các app vay tiền truy cập danh bạ khách hàng sẽ bị kiểm soát số điện thoại của người thân, bạn bè, đồng nghiệp… với mục đích đòi nợ, uy hiếp tinh thần nếu trường hợp bạn bùng nợ hoặc trễ hạn thanh toán.
Xem thêm: ACS có cho vay tiền mặt không?
Một số hình ảnh thống kê về app vay tiền bị bắt
Biểu đồ thống kê hồ sơ vay những app vay tiền bị bắt qua các năm:
Infographic dấu hiệu nhận biết những app vay tiền lừa đảo hoặc tín dụng đen:
Lưu ý để tránh bị lừa bởi các app cho vay nặng lãi
Để có thể lựa chọn đúng các app vay tiền hỗ trợ vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND uy tín, khách hàng nên tham khảo một số lưu ý dưới đây:
- Tìm hiểu kỹ các thông tin của app vay tiền bằng các thông tin như mã số thuế, thông tin công ty, cá nhân đứng sau, địa chỉ, số tổng đài …
- Tham khảo kỹ mức lãi suất vay vốn khi đăng ký vay.
- Những app vay yêu cầu quyền truy cập danh bạ hay tài khoản iCloud thì tuyệt đối không nên vay vốn vì đây là 1 trong những dấu hiệu cho thấy app vay vốn này có dấu hiệu lừa đảo.
- Các thông tin như hạn mức, lãi suất, kỳ hạn vay và phí phạt phải được công khai trên website và thông báo cho khách hàng trong quá trình tư vấn.
- Nên tìm đọc thông tin của những app vay tại các thông tin chính thống như báo đài, tivi, hay review của những tổ chức uy tín.
Cách phân biệt app vay tiền lừa đảo và app vay tiền uy tín
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về những app vay tiền lừa đảo thì dưới đây là bảng so sánh app vay tiền lừa đảo và app vay tiền uy tín để bạn tham khảo:
App vay tiền bị bắt (hoặc lừa đảo) | App vay tiền uy tín |
Thông tin về nguồn vay không rõ ràng | Cung cấp thông tin chi tiết về nguồn vay |
Không công khai lãi suất vay, chi phí vay. | Lãi suất vay công khai, được kiểm soát bởi các cơ quan chức năng |
Không có hợp đồng hoặc bảo mật | Có hợp đồng và bảo mật đảm bảo quyền lợi cho người vay |
Rủi ro bị mất tiền và thông tin cá nhân | Tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin cá nhân |
Không có chính sách bảo mật | Có chính sách bảo mật rõ ràng, tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin |
Thời gian vay và trả lãi nặng. | Thời gian vay và trả lãi linh hoạt |
Không có hỗ trợ trong quá trình vay | Có hỗ trợ trong quá trình vay và sau khi trả nợ |
Khủng bố, đe dọa nếu trả lãi không đúng hạn hoặc không trả tiền | Không khủng bố, đe dọa nếu trả lãi không đúng hạn hoặc không trả tiền |
Không có chính sách hoàn tiền | Có chính sách hoàn tiền rõ ràng và công khai |
Lãi suất cao, chi phí vay rất cao | Lãi suất hợp lý, chi phí vay rõ ràng |
Thông tin vay chưa được kiểm duyệt chặt chẽ | Thông tin vay được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi vay |
Không có bảo hiểm vay | Có bảo hiểm vay để bảo vệ quyền lợi người vay |
Cách thức vay rất phức tạp | Cách thức vay đơn giản và tiện lợi |
Không có hỗ trợ tài chính | Có hỗ trợ tài chính cho người vay |
Kết luận
Nội dung bài viết này Làm Chủ Tài Chính đã cập nhật danh sách các app vay tiền bị bắt để giúp bạn tránh đăng ký nhầm. Hy vọng đã mang lại những kiến thức hữu ích cho quá trình vay vốn để tránh khỏi các bẫy tín dụng đen đang rất nhiều trên thị trường hiện nay.