Kết quả kinh doanh của công ty trong một thời gian sẽ được đánh giá thông qua doanh thu thuần. Đây chính là vấn đề mà những nhà kinh tế học hoặc người tham gia đầu tư đều cần phải nắm được. Vậy doanh thu thuần là gì? Tìm hiểu kiến thức về doanh thu thuần và công thức tính doanh thu trong bài viết sau.
Doanh Thu Thuần Là Gì?

Doanh thu thuần là doanh thu thực của một công ty sau khi đã trừ đi hết các khoản chiết khấu và giảm trừ doanh thu như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng hóa bị trả lại…
Doanh thu thuần là yếu tố để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty sau một thời gian nhất định. Từ đó, ban lãnh đạo công ty sẽ có thể đưa ra những phương án để thúc đẩy doanh thu và phát triển công ty. Doanh thu và doanh thu thuần là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Công Thức Tính Doanh Thu Thuần Chính Xác Nhất

Theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC thì công thức chính xác để tính doanh thu thuần là:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Hoặc cụ thể hơn là:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể doanh nghiệp – giảm giá hàng bán – chiết khấu bán hàng – hàng bán bị trả lại – thuế gián thu
Trong đó, doanh thu tổng thể của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ. Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ bao gồm các loại thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả và thuế giá trị gia tăng.
Xem thêm: Công thức tính doanh thu hòa vốn
Những Nhân Tố Nào Tác Động Đến Doanh Thu Thuần?
Giá trị của doanh thu thuần sẽ chịu tác động của các yếu tố là:
- Giá bán của sản phẩm: Giá sản phẩm tăng thì doanh thu bán hàng tăng ( và ngược lại). Tuy nhiên, giá cả tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm. Giá giảm thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm tăng.
- Chính sách bán hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng cả trong và ngoài nước, sẽ giúp cho doanh thu của công ty tăng.
- Chất lượng dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm hàng hóa: Sản phẩm chất lượng cao thì giá thành cao. Sản phẩm chất lượng kém hơn thì giá sẽ rẻ hơn. Chất lượng cao sẽ được người tiêu dùng đánh giá tốt hơn.
- Khối lượng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm: Sản xuất nhiều sản phẩm vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn tới tình trạng tồn kho, ảnh hưởng đến doanh thu công ty. Vì vậy, công ty nên tìm hiểu tình hình thị trường, nghiên cứu khả năng tiêu thụ để sản xuất khối lượng sản phẩm phù hợp.
- Kết cấu của sản phẩm tiêu thụ: doanh nghiệp mà thay đổi kết cấu tiêu thụ sẽ khiến doanh thu có sự thay đổi. Do đó, cần chú ý thị hiếu của thị trường để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Sự Khác Biệt Giữa Doanh Thu, Doanh Thu Thuần Và Lợi Nhuận
Khái niệm doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Khác Nhau Giữa Doanh Thu Và Doanh Thu Thuần
Doanh thu hay chính là doanh thu tổng thể của doanh nghiệp thông qua bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công thức tính doanh thu chính bằng tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ, cụ thể là:
Doanh thu = Tổng giá trị sản phẩm/dịch vụ X đơn giá/dịch vụ + các khoản thu khác
Bên cạnh đó, doanh thu thuần lại là doanh thu thực của công ty sau khi đã trừ đi các khoản thuế, chiết khấu, giảm trừ…
Khác Nhau Giữa Doanh Thu Thuần Và Lợi Nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng, dịch vụ trừ đi giá của toàn bộ hàng hóa tiêu thụ và các loại thuế. Có 2 loại lợi nhuận là lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
Xem thêm:
Kết Luận
Doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần là doanh thu thực của một công ty sau khi đã trừ đi hết các khoản chiết khấu và các khoản giảm trừ doanh thu. Doanh thu thuần là yếu tố để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau một thời gian nhất định. Hy vọng bài viết được biên tập bởi chuyên mục Thuật ngữ – Kiến thức sẽ giúp các bạn nắm được các thông tin bổ ích nhất.
Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn