Liên danh là gì? Đây hiện đang là thắc mắc của khá nhiều doanh nghiệp khi đang có ý định lấn vào hình thức đấu thầu. Liên danh là một trong những thuật ngữ cơ bản cần nắm để hỗ trợ cho doanh nghiệp ở giai đoạn tìm hiểu về đấu thầu.
Vì cũng nằm trong bộ từ chuyên ngành nên đôi khi gây ra sự khó hiểu với nhiều người và nhằm hỗ trợ cho độc giả của lamchutaichinh hiểu hơn hay gỡ rối về khái niệm này thì cùng xem bài viết dưới đây.
Liên danh (Joint name) là gì?
Liên danh là gì? Thì dịch sang tên tiếng Anh là “Joint name” mang ý nghĩa ám chỉ tên chung cho nhiều nhóm hay tổ chức để sử dụng nó như một danh nghĩa vào các hoạt động hay nghiệp vụ nào đó mà cùng làm hoặc hợp tác với nhau.
Thì liên danh trong đấu thầu cũng tương tự như thế, rõ hơn thì đây là việc các doanh nghiệp cùng mục tiêu mong muốn tham gia và đứng tên để cùng nhau dự thầu với tư cách nhà thầu liên danh, còn gói thầu có thể là trọn bộ dự án theo hồ sơ mời hoặc một phần trong đó.
Về nhà thầu liên danh là gì thì tên gọi này có thể áp dụng cho nhà thầu doanh nghiệp nào đang đấu thầu độc lập hoặc chính bản thân nhà thầu đó kết hợp với nhiều nhà thầu cùng mục tiêu với một dự án của một đơn vị tổ chức nào đó.
Khi tiến hành liên danh với nhau thì các nhà thầu doanh nghiệp không cần phải lập ra một pháp nhân mới (pháp nhân ở đây là một chủ thể pháp luật nghĩa nôm na là một tổ chức đại diện chung).
Nhưng với liên danh thì các nhà thầu chỉ cần chọn ra một nhà thầu được đồng thuận để đại diện đứng tên cho liên danh và chịu trách nghiệm cho hình ảnh của cả tổ chức.
Trong trường hợp các nhà thầu có liên quan sau khi đã hoàn thành được nghĩa vụ và không muốn đồng hành cùng nhau trong dự án thầu khác thì việc liên danh sẽ chấm dứt.
Hiện nay thì liên danh được sử dụng khá phổ biến trong đấu thầu và đôi khi mọi người còn nhầm nó với khái niệm liên doanh, nhằm để gỡ rối hơn thì mời độc giả theo dõi nội dung bên dưới.
Quy định của pháp luật về liên danh như thế nào?
Căn cứ vào Luật Đấu thầu đã quy định về liên danh thì lamchutaichinh sẽ liệt kê chi tiết những khoản và vài điều cơ bản cần nắm cho các bạn, để có thể hiểu rõ hơn trước khi tiến hành liên danh cho chính doanh nghiệp để đảm bảo không vi phạm hoặc bị tổ chức đại diện nào đó lợi dụng vào mục đích xấu.
Khoản 35, Điều 4:
Nhà thầu chính (nhà thầu đại diện) chịu trách nhiệm trong việc tham dự thầu, đứng tên dự án thầu và phải trực tiếp ký và thực hiện theo hợp đồng đã lựa chọn. Nhà thầu độc lập hoặc thành viên đại diện trong nhà thầu liên danh đều có thể là nhà thầu chính.
Mục h, Khoản 1, Điều 5:
Trường hợp nếu có nhà thầu doanh nghiệp nước ngoài có ý định tham gia vào dự thầu quốc tế tại Việt Nam thì cần phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc có thể sử dụng nhà thầu phụ trong nước trừ phi dự án đó quá khả năng với các nhà thầu trong nước trong bất kỳ công việc nào của gói thầu quy định.
Khoản 3, Điều 5:
Khi đã tiến hành liên danh thì cần phải có một mẫu văn bản thỏa thuận rõ trách nhiệm của từng thành viên, cụ thể quy định nhà thầu chính – tổ chức đại diện có trách nhiệm chung nào hay trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Khoản 6, Điều 11:
Trường hợp liên danh tham gia vào dự án thầu thì từng thành viên có quyền đảm bảo dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận cử một thành viên thuộc tổ chức đại diện chịu trách nhiệm bảo đảm dự án thầu cho chính họ lẫn các thành viên khác.
Lưu ý khi tham gia dự thầu thì cần đảm bảo toàn bộ chi phí không được thấp hơn mức thầu đã quy định trong tệp hồ sơ yêu cầu.
Khoản 1, Điều 65 & 71:
Khi đã thỏa thuận cùng tham gia vào dự án thầu nhất là với nhà thầu liên danh thì cần phải có đầy đủ chữ ký, đóng dấu xác nhận của từng thành viên vào bản hợp đồng.
Phân biệt liên danh với liên doanh như thế nào?
Như đã nói ở trên thì liên danh với liên doanh khá dễ gây nhầm lẫn nhất là những bạn đang mới tìm hiểu về đấu thầu. Hai khái niệm này vừa có phần đồng âm vừa hiểu theo nghĩa cùng nhau hợp tác nhưng về mặt nội dung thì khá riêng biệt và để cụ thể hơn thì mời bạn tham khảo tiếp bài viết.
Định nghĩa liên doanh
Liên doanh tiếng Anh là (Joint venture) cũng giống liên danh ở từ “Joint” mang một ý nghĩa chung nào đó nhưng khác ở đây là từ “venture” ý muốn nói về một công cuộc mua bán kinh doanh, buôn bán hay cơ hội làm ăn nào đó.
Rõ hơn thì liên doanh chính là việc mà công ty hay doanh nghiệp nào đó có nhu cầu chia sẻ quyền sở hữu với một hay nhiều đối tác trong các hoạt động hợp tác về lĩnh vực kinh doanh.
Liên doanh tiến hành khi hình thành được 1 pháp nhân mới trên điều kiện cơ sở là có sự đóng góp của các bên về mặt vốn, đất đai, thiết bị và nhân lực. Lưu ý thêm là pháp nhân này phải theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp.
Hiểu đơn giản thì công ty liên doanh chính là việc từ một công ty riêng biệt thành lập nên và sở hữu ít nhất hai pháp nhân độc lập có cùng mục tiêu hay định hướng hợp tác với nhau trong hoạt động kinh doanh như đã thỏa thuận.
Đặc điểm
Hiểu đơn giản thì liên doanh theo hình thức hợp tác góp vốn để cùng nhau kinh doanh và có thể có yếu tố đầu tư nước ngoài. Còn liên danh kết hợp vốn đầu tư trong nước lẫn ngoài nước để tạo nên một doanh nghiệp liên danh nhưng mặt hợp tác chỉ nằm trong phạm vi là các bên cùng trong một dự án đấu thầu.
Nhằm gỡ rối hơn về đặc điểm của hai thuật ngữ này thì lamchutaichinh cung cấp cho các bạn một bảng so sánh nhỏ:
Liên danh | Liên doanh |
Liên kết với nhau để thực hiện nghiệp vụ nào đó có thể là đấu thầu trên danh nghĩa của nhau | Liên kết với nhau cùng góp phần thực hiện hoạt động kinh doanh – thương mại bằng cách lập pháp nhân mới |
Được quy định theo những điều khoản trong Luật Đấu thầu và vẫn còn hiệu lực | Quy định lần đầu ở Luật đầu tư nước ngoài tại Viên Nam 1987 nhưng đến nay thì đã bị thay bởi cụm từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
Cũng thuộc hình thức có trong hợp đồng BCC | Yêu cầu thành lập theo hình thức có pháp nhân |
Liên danh được coi là hợp lệ khi và chỉ khi nội dung trong văn bản phân định rõ quyền lợi lẫn trách nhiệm của từng thành viên và có chữ ký hay con dấu để đảm bảo | Liên doanh hợp lệ khi từng chủ thể không vi phạm hành chính khác theo quy định của nhà nước, cam kết phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết và pháp nhân thành lập phải hoạt động tuân theo đúng quy định của pháp luật |
Nếu có đấu thầu quốc tế thì phải liên kết với doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp phụ nếu doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực | Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài về mặt nguồn lực đồng thời tạo được tính pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài an tâm khi cùng nhau hợp tác và yêu cầu cần nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng cam kết của WTO và FTA |
Mục đích
Về mục đích của liên danh thì chủ yếu muốn giúp cho các nhà thầu doanh nghiệp chưa đủ điều kiện nhưng vẫn có cơ hội tham gia dự án thầu thể hiện tính cạnh tranh lẫn việc hợp tác cục bộ, thương thì doanh nghiệp sử dụng hình thức này khi hồ sơ năng lực không đạt hoặc vốn chưa đủ. Hơn nữa thì mục đích của liên danh còn nhằm để phân chia đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường, …
Với liên doanh thì mục đích của việc hợp tác cũng khá cụ thể ngay trên định nghĩa nhằm thành lập ra một pháp nhân để đồng hành lâu dài trong nhiều dự án chứ không phải sau một hai dự án là chấm dứt như bên liên danh.
Vì sao phải thành lập liên danh (Joint name) khi dự thầu?
Về lý do cho việc thành lập liên danh khi dự thầu thì như cũng đã nhắc ở trên ở phần mục đích thì đa số nguyên nhân bắt nguồn từ việc bản thân nhà thầu doanh nghiệp không có đủ khả năng để có thể đáp ứng được điều kiện của gói thầu trên tệp hồ sơ.
Vì thế mà giải pháp cho việc vẫn muốn đấu thầu cho dự án đó nhưng tiềm lực không đủ thì phải tìm kiếm những nhà thầu cùng mục tiêu để kêu gọi họ cùng tham gia vào dự án thầu đầy tiềm năng và được gọi là nhà thầu liên danh – đại diện cho các tổ chức doanh nghiệp cùng tham gia.
Sau công cuộc tìm kiếm người đồng hành thì công ty hay doanh nghiệp của bạn và các tổ chức liên kết kia cần phải soạn ra một hợp đồng liên danh chính là bản mẫu nêu rõ vai trò. Xong giai đoạn này thì nhà thầu liên danh được hình thành và có thể tham gia vào dự án đấu thầu nếu tổng chi phí không thấp hơn yêu cầu của gói thầu đề ra.
Ngoài ra thì nhất là vào những dự án đấu thầu có giá trị lớn, các bên tham gia muốn tối ưu những công việc trong tệp hồ sơ mời thầu để phù hợp với năng lực, thì thành lập liên danh sẽ đảm nhiệm và đồng thời không chịu trách nhiệm như bên trường hợp sử dụng nhà thầu phụ cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Kết luận
Qua bài viết “Liên danh (Joint name) là gì? Mục đích của liên danh là gì?” thì phần nào độc giả của lamchutaichinh cũng hiểu rõ hơn về thuật ngữ này về cách sử dụng, mục đích và điều kiện áp dụng. Nếu thấy bài viết hay thì không mong gì hơn ngoài việc hy vọng các bạn vẫn sẽ đồng hành cùng lamchutaichinh trong các bài viết sắp tới!
Thông tin được biên tập bởi Lamchutaichinh.vn