Ở giai đoạn trước, thời kỳ phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn nghiêm ngặt, định kiến khá nặng nề. Nếu muốn kinh doanh một mặt hàng nào đó, người dân cần làm rất nhiều thủ tục rườm rà, mất chi phí để xin giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm 1992, lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều này, giúp người dân được tự do phát triển, kinh doanh trong nước.
Vậy quyền tự do kinh doanh là gì? Nguyên tắc tự do kinh doanh như thế nào? Hãy cùng lamchutaichinh, tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Tìm hiểu cạnh tranh nội bộ ngành dẫn đến kết quả gì?
Quyền tự do kinh doanh là gì?
Tự do kinh doanh là quyền về tự do, dân chủ điều này là thể hiện của một nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường phát triển, người dân hoàn toàn tự do lựa chọn các hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Quyền tự do kinh doanh được coi là quyền kinh tế của con người. Quyền này được thực hiện thông qua các hoạt động mà con người tạo ra như góp vốn, huy động vốn, thay đổi vốn và thoái vốn.
Bên cạnh đó, trong Hiến pháp 2013, pháp luật đã quy định người dân có quyền tự do kinh doanh, lựa chọn những ngành nghề phù hợp mà pháp luật không cấm.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật đầu tư năm 2014 “doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm’’ và “nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm”
Nguyên tắc tự do kinh doanh là gì?
Nguyên tắc tự do kinh doanh là nguyên tắc hiến định. Các chủ thể kinh doanh được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh mà luật pháp không cấm.
Tự do kinh doanh nhưng phải thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, các chủ thể phải chấp hành, tuân thủ các quy định điều kiện của pháp luật, kèm theo đó phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng được đưa ra.
Nguyên tắc tự do kinh doanh được bao gồm: Tự do thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn các ngành nghề hoạt động và quy mô kinh doanh; tự do lựa chọn và trực tiếp giao dịch với khách hàng; tự do lựa chọn lao động theo nhu cầu kinh doanh; tự do lựa chọn các hình thức, các cách giải quyết vấn đề rủi ro hoặc tranh chấp; cùng với các quyền tự do theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Đặc điểm đặc thù của quyền tự do kinh doanh
Theo Hiến pháp năm 2013, cụ thể hoá của Luật doanh nghiệp 2014, quyền tự do kinh doanh có những đặc điểm, đặc thù sau:
Thứ nhất, quyền tự do kinh doanh được thực hiện trong những phạm vi khuôn khổ những ngành, nghề được pháp luật cho phép.
Khoản 6 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ rõ nghiêm cấm tất cả các hành vi kinh doanh đối với các ngành nghề đã bị cấm đầu tư kinh doanh.
Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014 đã sửa đổi và bổ sung những ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh bao gồm:
- Các loại chất ma túy, kích thích, hoá chất, khoáng vật có trong danh mục
- Các hoạt động kinh doanh, đối tượng kinh doanh là thực vật, động vật hoang dã nằm trong sách đỏ hoặc mục cấm của Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung.
- Kinh doanh buôn bán mại dâm.
- Hoạt động kinh doanh buôn bán nội tạng người hoặc sinh sản vô tính trên người.
- Kinh doanh các loại pháo nổ nhà nước đã ban hành luật cấm.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014, một số ngành nghề kinh doanh đặc thù, cá nhân hoặc các tổ chức có quyền tự do kinh doanh nhưng cần phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, quốc phòng, an toàn xã hội, sức khỏe, đạo đức… do pháp luật đặt ra.
Nội dung của quyền tự do kinh doanh
Nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh được quy định như sau:
- Các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đều tự do lựa chọn các ngành nghề mà bản thân muốn kinh doanh, tuy nhiên tự do nằm trong khuôn khổ, phạm vi những ngành nghề mà luật pháp không cấm. Với một số ngành nghề có cần phải có những điều kiện đi kèm thì mới có thể kinh doanh thì cần làm đủ các giấy tờ, cấp phép đủ điều kiện của ngành nghề đó.
- Ngoài ra, quyền tự do kinh doanh còn được thể hiện ở quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh qua việc quyết định vốn điều lệ. Với một số ngành nghề có quy định về vốn pháp định, vậy thì buộc doanh nghiệp đó phải đáp ứng quy định về vốn pháp định kinh doanh tối thiểu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể điều chỉnh quy mô kinh doanh của mình sao cho phù hợp qua việc huy động vốn đầu tư.
- Doanh nghiệp, cá nhân hoặc những tổ chức có quyền được lựa chọn các loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, tuy nhiên cần phải đảm bảo các quy định về loại hình công ty đó như: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.
Đây được coi là quyền tự do lựa chọn các loại hình tổ chức kinh tế.
Quy định của pháp luật về ngành nghề được tự do kinh doanh và bị cấm kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được tự do kinh doanh
Theo Luật doanh nghiệp 2020 được quy định tại Điều 7, doanh nghiệp có quyền kinh doanh như sau:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Những ngành nghề bị cấm kinh doanh
Những ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020, bao gồm:
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mới nhất về quyền tự do kinh doanh mà lamchutaichinh cập nhật. Hy vọng với những thông tin kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai. Chúc bạn thành công!
Bài viết được biên tập bởi: Lamchutaichinh.vn