FE Credit là công ty tài chính hàng đầu Việt Nam với dịch vụ vay tiền online uy tín nhất hiện nay, tuy nhiên nếu bạn thanh toán không đúng kỳ hạn sẽ phải chịu thêm phí phạt trễ hạn FE Credit. Vậy cách tính phí tiền phạt trễ hạn của FE Credit là bao nhiêu? Đọc ngay bài viết của lamchutaichinh.vn để hiểu rõ hơn về loại phí phạt này nhé.
Quy định mới nhất về phí phạt trễ hạn FE Credit
Quy định về phí phạt trễ hạn của FE Credit đã thuộc thông tư 39 theo ngân hàng nhà nước Việt Nam về hình thức hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng. Theo đó có hiệu lực từ năm 2017, người vay cần tìm hiểu kỹ về các thông tin nội dung này. Cần phải có hợp đồng vay để tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.
Theo quy định tại khoản 4 điều 13 khi đến kỳ hạn thanh toán, người vay không trả hoặc trả thiếu tiền nợ gốc và phí lãi suất sẽ phải chịu thêm phí phạt phát sinh, cụ thể là:
- Phí lãi trên khoản nợ gốc cùng đó là mức lãi suất cho vay đều đã được thỏa thuận tương ứng với thời hạn mà người vay chưa trả.
- Trong trường hợp người vay không trả nợ theo đúng kỳ hạn thì tiền lãi tại FE Credit sẽ được quy định theo điểm A của khoản này. Và phí lãi sẽ bị phạt theo mức của tổ chức tín dụng mặt FE Credit nhưng sẽ không vượt quá 10% theo năm.
- Đối với hình thức vay bị chuyển sang nợ quá hạn hoặc quản lý nợ hay ngân hàng FE Credit, người vay phải trả phí lãi trên dư nợ gốc và mức phí lãi suất sẽ không vượt quá 150% lãi suất cho vay.
Phí phạt trễ hạn FE Credit là gì?
Phí phạt trễ hạn FE Credit là khoản phí bắt buộc mà người vay vốn phải trả nếu như không đóng đủ số tiền nợ theo đúng kỳ hạn hoặc người vay có ý định tất toán khoản vay trước thời hạn.
Tại sao khi tất toán hồ sơ lại bị tính thêm phí phạt FE Credit? Bởi vì khi bạn tất toán khoản vay trước kỳ hạn, điều đó đồng nghĩa FE Credit sẽ không tính phí lãi suất đối với khoản tiền gốc còn lại gây ra thiệt hại cho FE Credit. Và phí phạt tất toán được xem như một khoản tiền bù đắp nhỏ cho thiệt hại đó.
Cũng giống như việc bạn thanh toán khoản nợ trễ hạn đã gây ra thiệt hại về kinh tế cho FE Credit, chính vì thế mà phát sinh thêm khoản tiền phí phạt trễ hạn để bù đắp một phần thiệt hại cho FE Credit.
Khi nào khách hàng bị Fe Credit phạt tiền?
Người dùng khi vay tiền online tại FE Credit hoặc trực tiếp đã ký hợp đồng vay tín dụng. Khi làm hồ sơ, người vay cần cân nhắc về các điều khoản cũng như thời gian vay và mức phí lãi suất, lãi suất chậm trả. Nếu người vay thanh toán nợ quá kỳ hạn sẽ bị đơn vị này phạt một khoản tiền nhất định.
FE Credit là đơn vị yêu cầu thanh toán nợ đúng kỳ hạn cao. Cho dù bạn trả chậm 1 hay 10 ngày hoặc nhiều hơn thế nữa thì khách hàng sẽ phải đóng thêm phí phạt trả chậm như một nghĩa vụ. Khoản phí này thường xuất hiện trong hợp đồng tín dụng và mang khái niệm là “lãi trả chậm”.
Người vay có thể theo dõi để biết chính xác phí phạt trễ hạn FE Credit từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt bao nhiêu tiền.
Bị phạt tiền trả chậm FE Credit gây ra hậu quả gì?
Khi khách hàng vay tiền tại công ty tài chính và thanh toán nợ không đúng kỳ hạn sẽ bị tính thêm phí phạt trễ hạn là chuyện khá bình thường. FE Credit cũng vậy, khi người vay thanh toán trễ hạn sẽ phải chịu thêm khoản phí phạt phát sinh.
Ngoài việc phải trả phí phạt trễ hạn FE Credit còn gây ra ảnh hưởng gì?
- Việc đóng phí phạt trễ hạn sẽ chuyển từ nợ quá hạn qua nợ xấu, thậm chí sẽ bị ghi nhận trên hệ thống CIC của ngân hàng nhà nước. Như vậy việc thực hiện vay vốn tại các ngân hàng sẽ gây nhiều khó khăn và hầu hết các ngân hàng ngày nay đều không hỗ trợ vay nếu bạn có điểm tín dụng xấu.
- Bạn sẽ bị làm phiền bằng cách nhắn tin, gọi điện liên tục từ Hotline Fecredit mỗi ngày để thanh toán khoản tiền nợ.
- Việc trả nợ quá kỳ hạn tạo nên nhiều căng thẳng và stress khiến bạn khó tập trung làm việc.
Cách tính phí phạt trễ hạn FE Credit như thế nào?
Thông thường, cách tính phí phạt trễ hạn FE Credit sẽ được tính nếu người vay trễ hạn thanh toán từ 1 ngày trở nên. Giả sử, theo hợp đồng vay vốn ngày 30 người vay cần phải thanh toán, tuy nhiên vào ngày 1 bạn mới đóng tiền, điều này đồng nghĩa bạn đã thanh toán nợ quá hạn và phải chịu thêm phí phạt trễ hạn của FE Credit.
Thêm vào đó, phí phạt trễ hạn FE Credit sẽ được tính dựa trên nguyên tắc lãi suất như sau:
- Phí lãi suất trên nợ gốc được quy định trong khoảng thời gian nhất định của hợp đồng tín dụng. Phí lãi suất này sẽ được thỏa thuận giữa khách hàng vay và đơn vị cho vay FE Credit khi ký hợp đồng vay.
- Phí lãi suất được tính trên dư nợ gốc quá hạn theo quy định không được vượt quá 10%/năm được tính dựa trên số dư lãi chậm.
- Theo quy tính, lãi suất được tính theo phần lãi chậm trả và không được vượt quá 150% lãi suất cho.
Theo công ty tài chính FE Credit, phí phạt trễ hạn FE Credit sẽ được tính theo công thức sau:
Phí phạt trễ hạn = Lãi quá hạn trên dư nợ gốc * 10% + phí lãi quá hạn trên phần lãi trả chậm * 150%
Trong đó:
Lãi quá hạn trên dư nợ gốc: là số tiền lãi được tính theo ngày dựa trên số tiền bạn vay ban đầu (đây được coi là dư nợ gốc).
Phí lãi quá hạn trên phần lãi trả chậm: là số tiền lãi được tính theo ngày dựa trên phần lãi quá hạn tính trên dư nợ gốc.
Ví dụ cách tính phí phạt trễ hạn FE Credit
Sau đây lamchutaichinh.vn sẽ đưa ra 2 ví dụ minh họa về cách tính phí phạt trễ hạn theo 10 ngày và 30 ngày để bạn hiểu rõ hơn về loại phí này.
Tính phí phạt trả chậm FE Credit 10 ngày
Như đã đề cập ở trên FE Credit là đơn vị cho vay yêu cầu cao về việc thanh toán nợ đúng kỳ hạn. Do đó nếu bạn trẻ chậm FE Credit 10 ngày hay trả chậm quá 1 ngày cũng đều bị tính thêm phí phạt trễ hạn FE Credit. Cách tính phí phạt trả chậm FE Credit 10 ngày sẽ được tính như sau:
Phí phạt trễ hạn FE Credit từ 1 đến 10 ngày sẽ có công thức tính như sau:
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 1 ngày = n*150% + n*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 2 ngày = n*150% +(n*2)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 3 ngày = n*150% +(n*3)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 4 ngày = n*150% +(n*4)*10%
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 5 ngày = n*150% +(n*5)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 6 ngày = n*150% +(n*6)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit ngày = n*150% +(n*7)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit ngày = n*150% +(n*8)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 9 ngày = n*150% +(n*9)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 10 ngày = n*150% +(n*10)*10%.
Trong đó, n chính là số tiền lãi theo ngày dựa trên khoản vay đã được thỏa thuận giữa 2 bên.
Đối với mức phí phạt trễ hạn của FE Credit theo từng mốc thời gian sẽ có phép tính cụ thể như sau:
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 1 ngày = n*150% +(n*10)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 10 ngày = n*150% +(n*10)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 15 ngày = n*150% +(n*10)*10%.
- Phí phạt trễ hạn của FE Credit 1 tháng = n*150% +(n*10)*10%.
Trong đó: n chính là số tiền lãi được tính theo ngày trên khoản vay.
Để bạn hiểu rõ hơn về các nguyên tắc trên, lamchutaichinh.vn sẽ đưa ra ví dụ minh họa cụ thể như sau:
- Khoản vay: 10 triệu VND
- Thời hạn cho vay: 6 tháng
- Phí lãi suất (giả dụ): 300 ngàn VND/tháng.
Trong trường hợp khách hàng thanh toán quá kỳ hạn thì phí phạt trễ hạn sẽ được tính như sau:
- Tháng đầu tiên số tiền phải thanh toán bao gồm cả phí phạt = Dư nợ phải trả mỗi tháng + (300.000 x 150%) + (300.000 x 10%)
- Tháng thứ 2 nếu đóng trễ hạn thì mức lãi suất sẽ được cộng dồn, lúc này khách hàng phải trả = (300.000 x 150%) + (600.000 x 10%)…
Và cách tính này sẽ được áp dụng cho các tháng tiếp theo.
Qua ví dụ trên, có thể thấy nếu thời gian quá hạn càng lâu thì phí phạt trễ hạn FE Credit sẽ tăng lên theo đó.
Tính phí phạt trễ hạnh FE Credit 1 tháng (30 ngày)
Khi người dùng thanh toán tiền nợ trễ hạn FE Credit 10 ngày sẽ phải thanh toán theo công thức phí phạt trễ hạn ở phía trên. Tuy nhiên, nếu bạn trễ hạn FE Credit 30 ngày thì cũng phải chịu thêm khoản phí phạt tương tự.
Theo quy định nợ xấu, nếu thanh toán chậm 30 ngày thì khoản nợ sẽ được xếp vào nợ nhóm 2 (quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và đây là nhóm nợ cần chú ý.
Công thức tính phí phạt trễ hạn FE Credit 30 ngày cũng giống với phí phạt trễ hạn 10 ngày, cụ thể cách tính sẽ như sau:
Phí phạt quá hạn 30 ngày = n x 150% + (n x10)x10%
Theo đó, n là số tiền lãi được tính theo ngày dựa trên khoản vay.
Gia hạn khoản nợ FE Credit có được không?
FE Credit là công ty tài chính không phải các ứng dụng vay tiền tư nhân, do đó không có chính sách gia hạn nợ FE Credit. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, người vay có thể đến trực tiếp công ty tài chính FE Credit để làm đơn đề nghị gia hạn nợ thêm.
Người vay có thể đăng ký gia hạn nợ nếu nằm trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Khách hàng khi vay tại công ty tài chính FE Credit sẽ phải đóng một khoản tiền bảo hiểm rủi ro. Nếu bạn gặp sự cố nào đó không mong muốn xảy ra và không thể đi làm được sẽ phải nhờ cậy vào khoản tiền bảo hiểm này. Và bên công ty tài chính FE Credit sẽ xuống xác nhận những thông tin bạn khai báo là thật. Lúc này, bạn có thể gia hạn thêm phí phạt trễ hạn FE Credit. Đồng thời, bên phía bảo hiểm sẽ chi trả một khoản tiền phù hợp cho bạn.
- Trường hợp 2: Bạn không có việc làm ổn định hoặc đang trong thời gian thất nghiệp. Bạn có thể đến công ty tài chính FE Credit để yêu cầu gia hạn thêm phí phạt trễ hạn. Phía bên FE Credit sẽ tiếp nhận và kiểm tra những thông tin bạn đã khai báo, sau đó tiến hành gia hạn thêm cho bạn.
Xác định nợ xấu dựa trên thời gian trả chậm FE Credit ra sao?
Cách xác định nợ xấu dựa trên thời gian trả chậm FE Credit sẽ dựa theo nguyên tắc của 5 nhóm cơ bản sau:
Nhóm 1 – Dư nợ tiêu chuẩn của FE Credit: Dư nợ tiêu chuẩn hay dư nợ tốt thuộc nhóm 1 là những khách hàng có đủ khả năng thanh toán tiền gốc lẫn tiền lãi theo đúng kỳ hạn và các khoản nợ này sẽ không vượt quá 10 ngày.
Nhóm 2 – Dư nợ chú ý của FE Credit: Dư nợ chú ý nhóm 2 là đối tượng khách hàng có các khoản nợ trễ hạn từ 10 ngày đến 30 ngày. Các khoản nợ này được cơ cấu lại theo thời gian trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 – Dư nợ dưới tiêu chuẩn của FE Credit: Dư nợ dưới tiêu chuẩn nhóm 3 là những khách hàng có khoản nợ quá kỳ hạn từ 30 ngày đến 90 ngày. Các khoản nợ này được cơ cấu lại sau lần đầu trễ hạn 30 ngày. Và các khoản nợ này được miễn giảm lãi do người vay không đủ khả năng chi trả.
Nhóm 4 – Dư nợ có nghi ngờ của FE Credit: Dư nợ có nghi ngờ nhóm 4 là những khách hàng có các khoản nợ trễ hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Các khoản nợ này được cơ cấu lại từ lần đầu trễ hạn từ 30 ngày đến 90 ngày.
Nhóm 5 – Dư nợ có nguy cơ mất vốn của FE Credit: Dư nợ nhóm 5 là nhóm có nguy cơ mất vốn, cụ thể đó là các khoản nợ trễ hạn thanh toán từ 180 ngày trở lên. Các khoản nợ này được cơ cấu lại theo lịch sử trễ hạn từ 90 ngày trở lên. Đối với các khoản nợ cơ cấu lại lần thứ 2 và thứ 3 quá hạn.
Hướng dẫn cách tránh phát sinh phí phạt trễ hạn FE Credit
Để phòng tránh phí phạt trễ hạn của FE credit, trước tiên bạn phải cân nhắc mức thu nhập hàng tháng của mình sau đó chọn khoản vay phù hợp, lựa chọn một số tiền thích hợp để mỗi tháng bạn có đủ khả năng chi trả cũng như không bị áp lực về tài chính.
Theo một số kinh nghiệm của lamchutaichinh.vn số tiền mà người vay được dư ra để thanh toán chi trả cho các khoản vay tín chấp chỉ nên chiếm 35% dựa trên mức thu nhập hàng tháng của bạn. Ví dụ thu nhập mỗi tháng của bạn là 10 triệu thì mỗi tháng bạn chỉ nên trích ra 3.5 triệu để vay vốn và thanh toán chi trả cho ngân hàng.
Thứ hai, bạn không nên vay tiền nếu không biết cách sử dụng nguồn vốn đó sao cho hiệu quả. Hãy tính toán thật kỹ và làm phát sinh lợi nhuận từ nguồn vốn được vay. Điều này giúp bạn cân bằng khả năng tài chính cũng như thanh toán chi trả một cách dễ dàng hơn.
Theo quy định giải ngân của hồ sơ vay tín chấp, nếu khách hàng nhận được tiền thì sau đó ngân hàng sẽ cung cấp lịch trả nợ cho bạn. Do đó, hãy lưu lý đến kỳ hạn thanh toán để trả nợ đúng hạn. Tốt hơn hết bạn nên trả nợ trước 2 đến 3 ngày để ngân hàng có thể cập nhật được số tiền mà bạn đã trả.
Nếu có đủ điều kiện về kinh tế, bạn nên tất toán hồ sơ vay vốn. Tuy nhiên việc này sẽ làm phát sinh phí phạt tất toán sớm nhưng so với phí phạt trễ hạn FE Credit thì nó chẳng là gì cả.
Kết luận
Nếu không muốn bị tính thêm phí phạt trễ hạn FE Credit khách hàng cần phải thanh toán khoản nợ theo đúng kỳ hạn. Và nên thanh toán trước kỳ hạn từ 3 đến 5 ngày. Việc trả nợ đúng kỳ hạn giúp bạn có điểm lịch sử tín dụng tốt cũng như hạn chế được tình trạng trả nợ trễ hạn dẫn đến nợ xấu.
Bài viết được biên tập bởi: Lamchutaichinh.vn