Có thể bạn đã từng nghe đến những cụm từ như tiền gửi phong tỏa, tài khoản tiền gửi phong tỏa, hay gần nhất là tài khoản phong toả. Các nội dung này khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu cụ thể về chúng. Việc gửi tiền ở các ngân hàng không còn xa lạ đối với mọi người.
Nhưng một số trường hợp tiền trong tài khoản thanh toán bị tạm khóa một phần hoặc toàn bộ. Và đa số khách hàng sẽ băn khoăn tại sao tiền gửi của mình bị phong tỏa, làm cách nào để lấy lại tiền, có bị mất luôn không, và thời hạn phong tỏa tài khoản là bao lâu? … Rất nhiều thắc mắc được đưa ra.
Hãy cùng Làm Chủ Tài Chính tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Tài khoản phong toả là gì?
Trước tiên chúng ta tìm hiểu về khái niệm phong tỏa. Đây là cụm từ chỉ việc bao vây, khóa giữ một khu vực, bộ phận nào đó khiến cho nó bị cô lập, không thể liên thông, liên lạc với bên ngoài. Hẳn là bạn cũng hiểu ý nghĩa này khi nghe những câu thường gặp hơn như là tòa nhà kia bị phong tỏa, khu chợ bị phong tỏa, …
Tài khoản phong tỏa là khái niệm chỉ số tiền gửi thanh toán bị các tổ chức tài chính có thẩm quyền khóa 1 phần hoặc toàn phần khi phạm phải một số quy định được nhà nước ban hành. Số dư trên tài khoản tiền gửi phong tỏa có thể được tính lãi hoặc không được tính lãi tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Theo nghị định 64/2001/NĐ – CP thì tài khoản tiền gửi phong tỏa là tài khoản tiền gửi thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ khi:
- Có thỏa thuận giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Các trường hợp khác.
Tại sao tài khoản bị phong toả?
Quy định về vấn đề phong tỏa tài khoản ngân hàng được ghi ở khoản 2 điều 12 của nghị định chính phủ. Cụ thể ở đây là thẻ tín dụng, các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Khách hàng vi phạm quy định của nhà nước về tài chính, tín dụng
- Có dấu hiệu gian lận, không minh bạch trong hoạt động thanh toán
- Các chủ tài khoản thanh toán chung có phát sinh tranh chấp tài khoản
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn
- Khách hàng bị mất thẻ tín dụng hoặc bị lộ thông tin tài khoản thẻ
Khách hàng sẽ có nguy cơ bị phong tỏa tài khoản thanh toán thẻ tín dụng nếu thuộc một trong những trường hợp trên. Nếu không phải là nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì bạn nên chú ý, hạn chế tối đa những tình huống tiền trong thẻ bị phong tỏa do lỗi của mình.
Tại sao cần mở tài khoản phong tỏa?
Ngày nay, khi nhu cầu cho việc du học càng nhiều thì Mở tài khoản thường là lựa chọn đầu tiên của các bạn sinh viên nghĩ đến khi làm thủ tục chứng minh năng lực tài chính. Vì lý do đó, việc mở tài khoản phong tỏa là điều bắt buộc đối với các sinh viên muốn đăng ký tham gia du học.
Ví dụ:
Tài khoản phong tỏa là một tài khoản ngân hàng cho sinh viên nước ngoài ở Đức để chứng minh bạn có đủ điều kiện để sinh sống ở Đức. Nó được gọi là tài khoản phong tỏa vì một sinh viên chỉ có thể rút tối đa khoảng 853 Euro/tháng trong thẻ.
Đây là một loại tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng EUR mở cho du học sinh Việt Nam có nhu cầu xin cấp thị thực du học tại Cộng hòa liên bang Đức, dưới hình thức tài khoản phong tỏa (Sperrkonto) theo quy định của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam để minh chứng tài chính.
Theo quy định của Đại sứ quán Đức (cập nhật tháng 02.03.2020), một trong những điều kiện bắt buộc khi nộp nộp hồ sơ xin VISA chương trình du học nghề Đức là: Đảm bảo chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính, trong đó điều kiện bắt buộc là phải mở 1 tài khoản phong tỏa.
Thẩm quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng
Căn cứ theo quy định tại Điều 5, thông tư liên tịch 07/2015/TTLT – TTCP -NHNN:
“Điều 5. Thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản
1. Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành.
2. Người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành.”
Như vậy, người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản là Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành và người ra quyết định thanh tra. Còn Ngân hàng chỉ có quyền từ chối yêu cầu phong tỏa tài khoản của ngân hàng đối với các trường hợp không thuộc khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định 80/2016/NĐ-CP)
Điều gì xảy ra sau khi phong tỏa tài khoản
Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa và nguyên nhân của việc phong tỏa tài khoản, chúng ta cùng tiến hành tìm hiểu những vấn đề xảy ra sau khi phong tỏa tài khoản:
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho chủ tài khoản (hoặc người giám hộ, đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.
Nếu trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường; trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán theo quy định nêu trên thì số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá với số tiền trên lệnh chuyển tiền bị sai sót, nhầm lẫn.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, ngân hàng đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về vụ việc này.
Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành 5 bản, trong đó 1 bản được giao ngay cho người bị buộc tội, 1 bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, 1 bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án, 1 bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Thời hạn phong tỏa tài khoản ngân hàng là bao lâu?
Khi có một phần hoặc toàn bộ số tiền phong tỏa thì khách hàng sẽ quan tâm khi nào hết thời hạn phong tỏa. về vấn đề này, pháp luật quy định những trường hợp cụ thể. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện trong các trường hợp sau. (Theo quy địn/h tại Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP ).
Kết thúc phong tỏa tiền trong thẻ tín dụng khi có 1 trong các điều kiện sau:
- Thời hạn phong tỏa của số tiền đã kết thúc (thời hạn được quy định từ ban đầu khi bắt đầu phong tỏa) theo thỏa thuận phong tỏa tài khoản giữa chủ tài khoản/các đồng chủ tài khoản và ngân hàng.
- Cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản yêu cầu chấm dứt phong tỏa tài khoản thẻ tín dụng.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã khắc phục sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán trước đó.
- Tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung đã có văn bản thông báo chấm dứt tranh chấp về tài khoản chung.
Việc phong tỏa tài khoản nếu trái pháp luật, gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Việc phong tỏa tài khoản chấm dứt khi nào?
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:
- Kết thúc thời hạn phong tỏa;
- Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
- Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Kết luận
Trên đây là tất cả những kiến thức liên quan đến tài khoản phong tỏa. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về thế nào là tài khoản phong tỏa cũng như những nguyên nhân cần mở tài khoản phong tỏa và thời hạn phong tỏa tài khoản.
Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn