Với nhu cầu đầu tư, phát triển kinh doanh, hồi phục kinh tế sau dịch, rất nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cần sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Để có thể vay vốn ngân hàng với hạn mức cao, khách hàng cần phải có tài sản đảm bảo có giá trị để thế chấp. Vậy tài sản đảm bảo là gì? Tài sản thế nào thì được thế chấp vay vốn ngân hàng?
Tài Sản Đảm Bảo Là Gì?
Tài sản đảm bảo là tài sản có giá trị mà bên đảm bảo dùng để cam kết thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận đảm bảo. Tài sản đảm bảo tồn tạo dưới 3 hình thức chủ yếu đó là:
- Tài sản là vật hiện hữu như phương tiện giao thông ( xe ô tô), máy móc thiết bị, hàng hóa, kim khí đá quý, nguyên nhiên vật liệu…
- Tài sản được đảm bảo bằng các giấy tờ có giá trị như trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm hoặc các giấy tờ có giá trị khác.
- Tài sản đảm bảo bằng quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức, quyền phát sinh từ tài sản cầm cố…
Xem thêm: Phát mại tài sản là gì?
Điều Kiện Của Tài Sản Đảm Bảo
Theo quy định về tài sản đảm bảo tại điều 295 Bộ luật dân sự năm 2015, điều kiện của tài sản đảm bảo là:
- Tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý của khách hàng đứng lên vay vốn. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước là tài sản do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
- Tài sản không phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng…
- Tài sản được phép giao dịch, không bị pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố…
- Tài sản đã mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật trong thời hạn đảm bảo khoản vay.
Những Tài Sản Nào Được Dùng Để Thế Chấp Ngân Hàng?
Tài sản dùng để thế chấp ngân hàng là tài sản hiện có hoặc tài sản chắc chắn hình thành trong tương lai, thuộc quyền sở hữu của người đứng ra vay, trực tiếp ký hợp đồng với ngân hàng, có thể là:
- Bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán có sổ đỏ hoặc sổ hồng như nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, tài sản gắn liền với nhà ở và công trình xây dựng.
- Bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng có thể là tài sản đảm bảo thế chấp.
- Bất động sản được hình thành sau khi ký giao dịch thế chấp sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng.
- Cơ sở sản xuất kinh doanh như nhà máy, cửa hàng, kho hàng, khách sạn… cùng các loại công cụ, máy móc, thiết bị gắn với nhà máy, tàu biển, máy bay.
- Ngoài ra còn có phương tiện giao thông, sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm có giá trị…
Những Tài Sản Không Thể Dùng Để Thế Chấp Ngân Hàng?
Những tài sản sau đây không đủ điều kiện và không thể dùng để đăng ký vay thế chấp tại tất cả các ngân hàng:
- Tài sản có tranh chấp.
- Tài sản đi thuê, đi mượn, không chính chủ.
- Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của người đứng tên vay vốn thế chấp, bảo lãnh.
- Tài sản đã đang thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác.
- Tài sản khó bảo quản, kiểm định và đánh giá.
- Tài sản bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong tỏa, hoặc tài sản của doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, phá sản.
- Tài sản bị nhà nước cấm kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng.
Quy Định Về Tài Sản Đảm Bảo Được Thế Chấp Ngân Hàng
Ngân hàng sẽ có một số quy định về tài sản thế chấp khi chấp nhận khoản vay của khách hàng như sau:
Tỷ Lệ Vay Trên Tài Sản Đảm Bảo
Tài sản đảm bảo sẽ được định giá theo giá trị hiện tại của thị trường. Theo đó, để phòng ngừa rủi ro, ngân hàng sẽ cho vay thế chấp trả góp với hạn mức vay từ 60% đến 70% giá trị định giá của tài sản, có thể lên tới 75% đối với tài sản bất động sản. Một số ngân hàng có thể ưu đãi vay vốn với hạn mức lên đến 90 đến 95% giá trị tài sản.
Phương Thức Xử Lý Tài Sản Đảm Bảo Vay Vốn Thế Chấp
Theo quy định tại Khoản 1 điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015, ngân hàng sẽ xử lý tài sản đảm bảo thep 4 cách sau:
- Bán đấu giá tài sản.
- Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản.
- Bên nhận đảm bảo sở hữu tài sản.
- Phương thức khác có thể thỏa thuận giữ bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo để xử lý tài sản.
Lưu Ý Khi Thế Chấp Tài Sản Đảm Bảo Để Vay Vốn Ngân Hàng
Để vay vốn thế chấp có tài sản đảm bảo tại ngân hàng, khách hàng cần lưu ý những điều sau:
- Đăng ký giao dịch đảm bảo, đăng ký quyền sở hữu tài sản.
- Thuê đơn vị thẩm định giá độc lập để định giá chính xác giá trị của tài sản đảm bảo.
- Thỏa thuận đảm bảo quyền được ưu tiên xử lý tài sản.
- Thỏa thuận về việc xử lý tài sản đảm bảo tại tòa án trong giai đoạn tiền tố tụng.
Kết Luận
Tài sản đảm bảo là gì? Tài sản đảm bảo là những tài sản có giá trị, được sở hữu chính chủ và có thể dùng để thế chấp vay vốn ngân hàng với hạn mức vay cao. Ví dụ như bất động sản, giấy tờ có giá trị, sổ tiết kiệm, phương tiện giao thông…
Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn