Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra căng thẳng và phức tạp, nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Rất nhiều người lâm vào tình cảnh khó khăn, dẫn đến tình trạng không thanh toán khoản vay thế chấp đúng hạn, vi phạm hợp đồng thế chấp tài sản. Để xử lý tình trạng này, ngân hàng sẽ dùng biệt pháp phát mại tài sản. Vậy phát mại tài sản là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài sau.
Phát Mại Tài Sản Là Gì?
Phát mại tài sản là quá trình ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng cho vay tiến hành công bố và bán tài sản mà bạn đã đảm bảo khi vay thế chấp một cách công khai theo đúng trình tự và thủ tục pháp luật để thanh toán khoản vay mà bạn không có khả năng chi trả. Tài sản phát mại có thể là tài sản động sản hoặc bất động sản.
Ngân Hàng Có Quyền Phát Mại Tài Sản Thế Chấp Không?
Theo như quy định của pháp luật, ngân hàng được quyền phát mại hoặc đấu giá tài sản theo phương thức thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã giao kết.
Khi thực hiện ký hợp đồng vay vốn thế chấp, ngân hàng và bên vay vốn sẽ thỏa thuận điều kiện về việc xử lý tài sản đảm bảo. Theo đó, nếu bên vay vốn vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu bên vay vốn chuyển giao tài sản đã thế chấp để tiến hành phát mại.
Trong trường hợp bên vay vốn không tự nguyện bàn giao lại tài sản thế chấp, để đảm bảo pháp lý và tránh rủi ro khi xử lý tài sản, thì bên ngân hàng sẽ khởi kiện ra tòa để giải quyết tranh chấp.
Xem thêm: Giải chấp là gì?
Khi Nào Thì Ngân Hàng Được Quyền Phát Mại Tài Sản?
Theo điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, nếu người vay vốn thế chấp tài sản nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo như thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản theo các phương thức sau:
- Bán đấu giá tài sản.
- Ngân hàng tự bán tài sản.
- Ngân hàng nhận tài sản để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của bên vay vốn.
- Phương thức khác.
Nếu như trong hợp đồng vay vốn không thỏa thuận phương thức xử lý tài sản đảm bảo thì tài sản đó sẽ được bán đấu giá ( trừ khi có quy định khác của pháp luật). Nếu người vay vốn vi phạm hợp đồng thế chấp, không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán đúng hạn thì không có quyền định đoạt tài sản.
Quy Trình Phát Mại Tài Sản Của Ngân Hàng Như Thế Nào?
Theo quy định, ngân hàng sẽ thực hiện phát mại tài sản theo 5 bước.
Bước 1: Thông Báo Về Xử Lý Tài Sản Phát Mại
Bộ phận xử lý tài sản sẽ đưa ra văn bản thông báo về việc xử lý tài sản đảm bảo cho các bên liên quan là ngân hàng và người vay vốn. Văn bản sẽ bao gồm các nội dung là:
- Lý do tài sản bị xử lý.
- Mô tả thông tin về tài sản.
- Các nghĩa vụ được đảm bảo.
- Thông tin về địa điểm, thời gian và phương thức xử lý tài sản đảm bảo.
Bước 2: Định Giá Tài Sản
Ngân hàng và người vay vốn có thể thỏa thuận về giá trị của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản đảm bảo sẽ được định giá tại tổ chức định giá. Quá trình định giá phải đảm bảo khách quan, phù hợp với giá thị trường.
Bước 3: Bán Tài Sản
Trước thời điểm xử lý tài sản, nếu bên vay vốn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên ngân hàng, thanh toán đầy đủ tiền gốc, lãi và phí phạt thì sẽ có quyền nhận lại tài sản đảm bảo. Nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và không thỏa thuận phương thức xử lý tài sản đảm bảo thì tài sản sẽ được bán đấu giá.
Bước 4: Thanh Toán Số Tiền Có Được Từ Việc Xử Lý Phát Mại
Số tiền thu được có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản hồ sơ, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được các bên thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định, sự thỏa thuận hoặc pháp luật.
Nếu số tiền xử lý tài sản sau khi thanh toán các chi phí mà nhỏ hơn giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm và các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi xử lý phát mại quyền sử dụng tài sản.
Nếu số tiền xử lý tài sản bảo đảm sau khi thanh toán đầy đủ các chi phí lớn hơn so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền sau khi có được nếu chênh lệch phải được trả cho người có tài sản còn lại.
Bước 5: Chuyển Quyền Sở Hữu, Quyền Sử Dụng Tài Sản Cho Người Kế Sở Hữu Tài Sản Đảm Bảo Được Xử Lý
Thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người có quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý được thực định của pháp luật.
Cần Làm Gì Để Tránh Bị Phát Mại Tài Sản?
Để tránh bị phát mại tài sản, người vay vốn cần thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng với bên ngân hàng. Thanh toán dư nợ gốc, lãi và phí phát sinh nếu có đúng ngày, không để quá hạn nên nợ chú ý, nợ xấu và bắt buộc bị phát mại tài sản.
Kết Luận
Phát mại tài sản là gì? Phát mại tài sản là quá trình ngân hàng công bố bán tài sản bảo đảo công khai theo pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ mà bạn không có khả năng chi trả đúng hạn trong hợp đồng thế chấp..
Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn